Ăn không tiêu là bệnh gì? Triệu chứng, cách điều tri hiệu quả

Ăn không tiêu là bệnh gì là thắc mắc của không ít người, chúng không chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi, trẻ nhỏ mà thậm chí ở mọi độ tuổi. Bệnh ăn không tiêu thường không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày khiến người bệnh mệt mỏi. Trong trường hợp hiện tượng này lặp lại nhiều lần thì có thể bạn đang mắc phải căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Do đó, bệnh nhân cần nắm được những thông tin cơ bản về căn bệnh này.

Ăn không tiêu là bệnh gì?

Sau bữa ăn khoảng 30 phút, thức ăn sẽ bắt đầu được dạ dày tiêu hóa. Lúc này, cảm giác no bụng sẽ dần biến mất, chúng ta có thể tiếp tục ăn thêm thêm thực phẩm nếu có nhu cầu. Tuy nhiên vì một số lý do nào đó, thức ăn trong dạ dày không được tiêu hóa, ứ đọng lại và sinh ra hiện tượng ăn không tiêu.

Người bệnh ăn không tiêu sẽ có cảm giác đầy hơi, buồn nôn, nôn mửa, ợ hơi, ợ chua, nóng bụng, đau bụng… thậm chí mệt mỏi, sút cân, suy nhược cơ thể. Thông thường, ăn không tiêu có thể xuất hiện khi người bệnh nạp quá nhiều đồ ăn một lúc, vừa ăn vừa xem tivi, nhai không kỹ, lạm dụng thuốc Tây… Khi chúng ta ngừng các thói quen này lại, chứng ăn không tiêu sẽ biến mất. Tuy nhiên, nếu hiện tượng ăn không tiêu diễn ra với mức độ và tần suất ngày một nặng hơn thì hãy cẩn thận những bệnh lý ẩn giấu đằng sau nó.

Ăn không tiêu là bệnh gì?

Ăn không tiêu là triệu chứng thường gặp ở mọi lứa tuổi. Chúng tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây không ít phiền toái cho bệnh nhân. Chứng ăn không tiêu này cũng là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm như:
  • Thiếu acid dạ dày

Dạ dày cần có acid để tiêu hóa thức ăn. Khi dạ dày không tiết đủ acid HCL, thức ăn có thể bị ứ đọng lại, lên men và gây chứng bụng, khó tiêu.
  • Trào ngược dạ dày

Cơ thắt thực quản có nhiệm vụ như một cái nắp đóng mở khi thức ăn di chuyển vào dạ dày. Nếu “thùng” quá đầy và “nắp” quá yếu, thức ăn cùng pepsin, acid, dịch vị dạ dày có thể bị trào ngược lên trên, gây ợ hơi, ợ chua, đắng miệng, ăn không tiêu.
  • Rối loạn nhu động ruột

Ống tiêu hóa bị rối loạn khiến thức ăn ứ đọng lại, không xuống ruột được. Trong khi đó chúng ta lại tiếp tục tiêu thụ thực phẩm, gây ra tình trạng “đầy càng thêm đầy”.
  • Đại tràng co thắt

Sự bất thường về thụ thể cảm nhận, sự mẫn cảm quá mức của ruột cùng những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác là lý do khiến hệ vi khuẩn trong đại tràng bị tiêu diệt. Lúc này, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với triệu chứng khó tiêu, đầy hơi, ăn không tiêu đầy bụng, chướng bụng, táo bón…
  • Viêm loét dạ dày

Ăn không tiêu là biểu hiện hàng đầu của bệnh viêm loét dạ dày. Nếu bạn gặp phải hiện tượng này cùng với một số dấu hiệu như đau bụng, chán ăn, buồn nôn, … thì khả năng bạn bị viêm loét dạ dày là rất cao.
  • Ung thư dạ dày

Đây là một bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, tuy nhiên chúng ta thường chỉ cảm nhận được một số triệu chứng như đầy bụng, căng bụng, đau bụng, ăn không tiêu buồn nôn, chán ăn, sụt cân, đi ngoài phân đen… khi tế bào ung thư đã xâm nhập vào lớp niêm mạc dạ dà (giai đoạn 2).

Nguyên nhân ăn không tiêu

Đau bụng khó tiêu không chỉ là biểu hiện của các bệnh lý của đường tiêu hóa mà còn được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nữa. Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau bụng khó tiêu thường gặp:

Chế độ ăn uống không hợp lý

Chế độ ăn uống “vô tội vạ” chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng đau bụng khó tiêu. Không ít người gặp phải hiện tượng này do sử dụng thực phẩm sống, tái như gỏi, nem chua, tiết canh, rau sống; hải sản; đồ uống có cồn;… Ngoài ra, trong các loại đồ ăn này còn chứa nhiều ký sinh trùng, vi khuẩn… nên rất dễ gây tiêu chảy, đầy bụng, nôn mửa, rối loạn tiêu hóa thậm chí là ngộ độc thực phẩm. Chế độ ăn quá nhiều chất đạm, tinh bột cũng có thể khiến hệ tiêu hóa của bạn không bài tiết đủ men để tiêu hóa thức ăn và gây ra đau bụng, khó tiêu.

Bên cạnh đó, việc ăn uống không đúng cách như: Nhai không kỹ, vừa ăn vừa nói chuyện, xem phim sẽ vô tình nuốt nhiều không khí vào bụng cũng có thể gây ra tình trạng khó tiêu, đầy hơi. Ăn quá no, không đúng giờ hoặc thường xuyên bỏ bữa hoặc vừa ăn xong đã đi nằm ngay, ăn nhiều đồ ăn vặt cũng khiến bụng của bạn có cảm giác ì ạch, khó chịu.

Chế độ sinh hoạt không lành mạnh

Chế độ sinh hoạt không lành mạnh cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra chứng chướng bụng, đầy hơi, đau bụng, khó tiêu. Thói quen lười vận động, ngồi nhiều cũng sẽ khiến cho hệ tiêu hóa bị trì trệ, ảnh hưởng đến việc chuyển hóa thức ăn và dẫn đến chứng đầy bụng, khó tiêu, đau bụng.

Sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh

Sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh sẽ vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập, đặc biệt là vi khuẩn HP, lỵ amip gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, nhu động ruột bị rối loạn, co bóp liên tục dẫn đến các triệu chứng như: Tiêu chảy nhiều lần, đầy bụng, đau bụng, khó tiêu, chán ăn. Nhiều trường hợp còn có cảm giác nôn và buồn nôn, người mệt mỏi, cơ thể suy nhược…

Các bệnh lý của đường tiêu hóa

Đau bụng khó tiêu cũng là biểu hiện thường gặp của các bệnh lý đường tiêu hóa như: Viêm niêm mạc dạ dày, loét dạ dày tá tràng, đại tràng co thắt,… làm ảnh hưởng đến khả năng co bóp, tiêu hóa thức ăn. Hay các bệnh lý về tuyến tụy, sỏi mật… dẫn đến suy giảm chức năng gan mật, giảm bài tiết mật và enzym tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn dẫn đến đầy bụng, khó tiêu. Do đó, khi thấy triệu chứng đau bụng, khó tiêu kéo dài và mức độ ngày càng trầm trọng thì tốt nhất bạn nên đi khám để có phương án điều trị sớm nhất.

Do tâm lý

Đau bụng khó tiêu do tâm lý có lẽ là khái niệm còn khá xa lạ với mọi người. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tâm lý, tình trạng căng thẳng, áp lực công việc, mất ngủ,… có thể tác động đến hệ thần kinh trung ương – nơi kiểm soát quá trình tiêu hóa, từ đó, ảnh hưởng đến nhu động ruột, giảm bài tiết men tiêu hóa thức ăn và gây ra chứng khó tiêu, ợ hơi, đau bụng,…

Tác dụng không mong muốn của một số loại thuốc

Đau bụng, khó tiêu cũng có thể xảy ra khi bạn đang hoặc sau khi sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị một bệnh lý nào đó. Kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, nhưng chúng không thể phân biệt đâu là vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại, nên khi kháng sinh được đưa vào cơ thể, chúng sẽ tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi và có hại, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng: Đi ngoài, đau bụng, khó tiêu, …

Triệu chứng ăn không tiêu

Ăn không tiêu là triệu chứng bình thường và phổ biến, không kể tuổi tác, giới tính.Nếu bạn nằm trong các trường hợp: uống nhiều rượu, hút nhiều thuốc lá, sử dụng các loại thuốc có tác dụng phụ trên dạ dày như (aspirin, NSAID), có vấn đề về ống tiêu hóa hoặc bị stress, trầm cảm … đều có tỷ lệ mắc chứng bệnh này cao hơn người bình thường.

Dưới đây là một số triệu chứng do ăn không tiêu gây ra:

  • Sau mỗi bữa ăn thường bị đầy bụng, no lâu vì thức ăn không tiêu hóa được
  • Xì hơi, ợ hơi mà vẫn không giảm được cảm giác đầy bụng
  • Buồn nôn, miệng có vị chua nóng do acid trào ngược
  • Có cảm giác như bao tử co thắt có tiếng “rột rột”, bụng nóng lên
  • Những cơn đau bụng âm ỉ kéo dài và xu hướng ngày một tăng
Ăn không tiêu đôi khi chỉ là một dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn, nên khi có những triệu chứng bất thường như nôn có máu, giảm thèm ăn, sụt cân quá mức, đầy bụng khó tiêu kéo dài trước khi ăn…thì nên đến gặp bác sỹ để được thăm khám cụ thể.

Điều trị và phòng ngừa bệnh ăn không tiêu

Điều trị chứng ăn không tiêu như thế nào?

Đầy bụng khó tiêu là một triệu chứng không phải là một bệnh. Vì thế, các bác sĩ chủ yếu điều trị triệu chứng này trước, sau đó dùng các biện pháp y học để chẩn đoán và phát hiện nguyên nhân gây ra chứng đầy bụng khó tiêu từ đó đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.

Để giảm nhanh các triệu chứng đầy bụng khó tiêu kéo dài, bạn cần thay đổi thói quen ăn uống khoa học. Đồng thời, người bệnh cần kết hợp với chế độ sinh hoạt hợp lý và đặc biệt là nên thăm khám với bác sĩ khi gặp các vấn đề về đường tiêu hóa. Vì các bệnh lý về đường tiêu hóa là khởi nguồn của rất nhiều bệnh, nếu kéo dài lâu ngày chúng dễ khiến cơ thể mệt mỏi, gầy sút, giảm sức đề kháng và có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm khác như ung thư đường tiêu hóa.

Vì vậy, bạn không nên tùy ý sử dụng thuốc hỗ trợ cải thiện triệu chứng đầy bụng khó tiêu khi chưa được sự tư vấn và thăm khám từ bác sĩ. Bạn nên đi kiểm tra với bác sĩ tiêu hóa để được chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị hiệu quả nhất.

Để hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh và ngăn ngừa chứng ăn không tiêu, dưới đây là một số biện pháp hữu hiệu bạn nên tham khảo.

Biện pháp phòng tránh chứng ăn không tiêu

Cung cấp chất xơ đầy đủ

Chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, đẩy lùi tình trạng ăn uống khó tiêu.Một thực đơn cung cấp lượng chất xơ vừa đủ cho cơ thể là một phần quan trọng của việc ăn uống lành mạnh, ngoài việc tiêu hóa chất xơ còn giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, tim mạch vành, trĩ, ung thư đại trực tràng và một số bệnh khác.
Những thực phẩm giàu chất xơ như: Bông cải xanh, táo, đu đủ, bơ, đậu, ngũ cốc, bí đỏ…

Ăn chậm, nhai kỹ thức ăn

Nhai là một bước quan trọng trong quá trình tiêu hóa, nó không chỉ giúp phá vỡ thức ăn mà còn kết nối với tuyến nước bọt, dạ dày và ruột để bắt đầu phát hành các enzyme tiêu hóa.

Không nên ăn quá no vì khi đó dạ dày hoạt động nhiều hơn dẫn đến tình trạng quá tải. Đồng thời khi đó dạ dày phải sản xuất ra một lượng axit nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn gây ra chứng ợ chua, ợ nóng, khó tiêu.

Tăng cường tập thể dục, tránh xa căng thẳng

Tập thể dục hàng ngày và duy trì lối sống lành mạnh có thể giúp tiêu hóa tốt hơn. Theo nghiên cứu mới đây cho rằng hoạt động thể chất có thể giúp giảm các vấn đề về tiêu hóa. Kết quả của nghiên cứu còn cho thấy mối liên kết giữa béo phì, thiếu vận động, đau dạ dày, tiêu chảy và các bệnh về đường ruột.

Stress, căng thẳng làm tiêu hóa chậm hơn, dẫn đến tình trạng đầy bụng , khó tiêu. Vì vậy, khi stress nên thư giản để tinh thần thoải mái, sống vui khỏe hơn đồng thời không tạo “gánh nặng” cho hệ tiêu hóa.

Không lạm dụng thuốc giảm axit dạ dày

Axit trong dạ dày giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các axit có thể “trào ngược” trở lại vào thực quản, gây ra ợ nóng, ợ chua. Hầu hết mọi người hay sử dụng các loại thuốc làm giảm axit trong dạ dày trong trường hợp này. Nhưng quá lạm dụng các loại thuốc này sẽ khiến dạ dày suy giảm chức năng và dễ bị nhiễm khuẩn dạ dày.

Bổ sung enzyme tiêu hóa

Enzyme tiêu hóa có nguồn gốc từ thực vật giúp thúc đẩy tiêu hóa tốt và thậm chí tăng cường hấp thu dưỡng chất. Nếu cơ thể thiếu các enzyme tiêu hóa rất dễ dấn đến chứng khó tiêu và một số bệnh về dạ dày.

Bí kíp vàng giúp người bị viêm đại tràng có thể tự do ăn uống

Hiện nay, y học hiện đại chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra viêm đại tràng co thắt. Theo các nghiên cứu, nguyên nhân chủ yếu là chế độ ăn uống không khoa học, ăn uống thất thường, căng thẳng, lo lắng. Các tác nhân này làm giảm số lượng lợi khuẩn trong đường ruột gây ra các co thắt mạnh ở đại tràng, dẫn đến đau bụng dữ dội và rối loạn tiêu hóa. Do vậy cách tốt nhất để hạn chế bệnh là điều chỉnh chế độ ăn và lối sống.

Trong trường hợp đã điều chỉnh chế độ ăn và lối sống nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm, người bệnh có thể tìm đến các sản phẩm  thảo dược hỗ trợ tự do ăn uống. Viên đại tràng Colmin là giải pháp hoàn hảo cho các bệnh nhân ăn uống khó tiêu.

Viêm đại tràng colmin là sản phẩm được bào chế từ cao định chuẩn của 3 loại thảo dược quý là: Nhũ hương, Xuyên tâm liên và Nghệ vàng được sản xuất trên dây truyền hiện đại đạt chuẩn GMP và được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận về ATTP đảm bảo chất lượng, an toàn và không gây tác dụng phụ. Là sản phẩm có nguồn gốc từ thảo mộc dành cho bệnh nhân ăn khó tiêu.
Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi ăn không tiêu là bệnh gì? Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã nắm được phương pháp điều trị hiệu quả cũng như cách phòng tránh bệnh. Để giảm ngay những triệu chứng khi ăn không tiêu, hãy lựa chọn Viên đại tràng ColMin giúp hỗ trợ đẩy lùi hiệu quả.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ


Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x