Bệnh Crohn: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Bệnh Crohn là bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi nhưng những người trẻ mắc bệnh thường chiếm tỷ lệ cao hơn. Bệnh không chỉ gây nhiều phiền toái cho người bệnh, mà còn cực kỳ nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị.

Bệnh Crohn là gì?

Bệnh Crohn hay còn gọi là Inflammatory Bowel Disease (IBD). Đây là tình trạng đường ruột bị viêm, lan và ăn sâu vào các lớp mô ruột gây các vết loét, đau đớn chảy máu và suy nhược cơ thể, đôi khi có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Hiện nay, vẫn chưa có biện pháp chữa khỏi bệnh Crohn hoàn toàn, tất cả các liệu pháp chỉ có tác dụng làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, nếu áp dụng đúng cách thì lại có những kết quả và thậm chí giúp bệnh có thể thuyên giảm trong thời gian dài.

bệnh crohn

Nguyên nhân bệnh Crohn

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh Crohn. Tuy nhiên, có một số yếu tố được cho rằng có khả năng kích ứng hoặc khiến bệnh trở nặng hơn.

  • Suy giảm hệ thống miễn dịch: khi virus hoặc vi khuẩn xâm nhập, chúng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh Crohn. Bởi lúc này, hệ thống miễn dịch của cơ thể người sẽ phát tín hiệu và cố gắng chống lại các vi sinh vật xâm lược. Nhưng khi hệ thống tín hiệu này gặp vấn đề trục chặc phản ứng miễn dịch bất thường với vi khuẩn thường sống trong ruột gây bệnh Crohn.
  • Tính di truyền: Sự đột biến gen gọi là NOD2, có xu hướng xảy ra thường xuyên ở những người bị bệnh Crohn. Vì vậy nếu trong gia đình có anh chị em hoặc bố mẹ mắc bệnh Crohn thì bạn cũng có nguy cơ mặc bệnh cao hơn so với người khác.

Triệu chứng bệnh Crohn

Triệu chứng của bệnh Crohn có thể từ nhẹ đến nặng và phát triển từ từ, nhưng đôi khi sẽ xuất hiện đột ngột, không có dấu hiệu báo trước.

Khi bệnh ở thể hoạt động có các triệu chứng điển hình như sau:

  • Tiêu chảy
  • Loét miệng
  • Đau bụng, chuột rút
  • Có máu trong phân
  • Chán ăn
  • Giảm cân
  • Đau xung quanh hậu môn
  • Mệt mỏi
  • Sốt

Ngoài ra, những người bị nặng sẽ có những triệu chứng khác như:

  • Viêm da, viêm mắt vêm khớp
  • Viêm gan hoặc viêm đường ống mật

Người bệnh nên theo dõi sát sao bệnh. Trong trường hợp người bệnh nhận thấy bất cứ triệu chứng bất thường nào thì cần đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra:

  • Tiêu chảy liên tục mà không đáp ứng với các loại thuốc không kê đơn
  • Sốt không rõ nguyên nhân kéo dài từ một hoặc hai ngày
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân

bệnh crohn

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh

Các yếu tố khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh Crohn cao hơn là:

  • Độ tuổi: Hầu hết mọi người được chẩn đoán Crohn trong độ tuổi từ 20 và 30. Bệnhcó khả năng để phát triển các điều kiện khi người bệnh còn trẻ.
  • Thói quen sử dụng chất kích thích: Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất phát triển bệnh Crohn. Hút thuốc cũng dẫn đến bệnh nặng hơn và nguy cơ phẫu thuật lớn hơn.
  • Vị trí địa lý nơi sinh sống: Người sống ở khu vực đô thị, một nước công nghiệp đang phát triển sẽ có nhiều khả năng mắc bệnh Crohn hơn. Bởi vì bệnh có ảnh hưởng bới các yếu tố môi trường, chế độ ăn. Những người sống ở vùng khí hậu phía Bắc cũng có nguy cơ lớn hơn.
  • Sử dụng các sản phẩm trị sẹo mụn trứng cá nang hoặc mụn có chứa Isotretinoin. Isotretinoin (Accutane).

Bệnh Crohn có nguy hiểm không?

Bệnh Crohn không chỉ gây nhiều phiền toái cho người bệnh, mà còn cực kỳ nguy hiểm với những biến chứng như:

Tắc ruột: Vì bệnh Crohn có ảnh hưởng đến độ dày của thành ruột. Người bệnh Crohn thì thành ruột sẽ dày lên và hẹp lại. Điều này có thể ngăn cản quá trình thức ăn di chuyển trong đường tiêu hóa. Những trường hợp nặng sẽ phải phẫu thuật để loại bỏ phần ruột bị bệnh.

Viêm loét: Viêm mãn tính lâu dần có thể khiến thành ruột bị bào mòn, có thể dẫn đến vết loét bất cứ nơi nào ở đường tiêu hóa, bao gồm cả miệng và hậu môn và ở vùng sinh dục.

Dò ruột (fistulas) : Đôi khi vêt loét có kích thước lớn tạo ra một lỗ rò tạo thành lỗ hổng giữa ruột và da, hoặc giữa ruột và cơ quan khác, như bàng quang hay âm đạo. Lỗ rò ra ngoài có thể gây thoát dịch trên da gây viêm nhiễm hoặc tạo thành áp xe, có thể đe dọa tính mạng nếu không được chữa trị.

Nứt kẽ hậu môn: Tình trạng đi ngoài liên tục, khiến các bó cơ ở hậu môn bị giãn. Đôi khi có thể hình thành những vết nứt hoặc hở trong hậu môn hoặc trong da xung quanh hậu môn gây nhiễm trùng.

Suy dinh dưỡng: Tình trạng tiêu chảy, đau bụng kéo dài có thể khiến người bệnh bị mất nước, ăn không ngon, viecj hấp thụ dinh dưỡng khó khăn gây thiếu máu, suy dinh dưỡng.

Các vấn đề khác về sức khỏe: Bệnh Crohn ngoài sự tác động trực tiếp đến đường  tiêu hóa, bệnh còn gián tiếp gây ra vấn đề trong các bộ phận khác của cơ thể như: viêm khớp, loãng xương, viêm mắt, viêm da, sỏi thận hay sỏi mật…

Ung thư ruột kết, ung thư hậu môn: Bệnh Crohn tăng nguy cơ ung thư ruột kết.

Phòng ngừa bệnh Crohn

Crohn là bệnh về đường tiêu hóa, do đó những thay đổi trong chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh cũng như thời gian giữa các đợt bệnh bùng phát.

Vậy chế độ ăn cho người bị bệnh Crohn như thế nào là hợp lý?

Dưới đây là một số gợi ý:

  • Không nên sử dụng sữa và các sản phẩm sữa
  • Nên ưu tiên các loại thực phẩm ít chất béo
  • Tránh các thực phẩm như thực phẩm cay, nong, đồ uống có chứa chất kích thích: rượu và caffeine, thuốc lá có thể làm cho các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tồi tệ hơn
  • Không nên ăn quá no, nên nhỏ bữa để hệ tiêu hóa không bị quá tải
  • Uống nhiều nước
  • Bổ thêm các vitamin tổng hợp, theo ý kiến hoặc chỉ định của bác sĩ
  • Giảm căng thẳng và stress vì nó có thể làm cho các dấu hiệu và triệu chứng trở nên nặng hơn.
  • Thường xuyên tập thể dục, vận động nhẹ nhàng

bệnh crohn

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Crohn

Để chẩn đoán bệnh Crohn, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh thực hiện một số xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm phân
  • Nội soi đại tràng, qua hình ảnh truyền về từ camera ở đầu ống dò bác sĩ có thể quan sát toàn bộ đại tràng và phần cuối của hồi tràng (hồi tràng cuối). Cũng trong quá trình nội soi, bác sĩ cũng có thể lấy các mẫu mô nhỏ để thực hiện sinh thiết.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT).
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) để đánh giá lỗ rò quanh vùng hậu môn (MRI vùng chậu) hoặc ruột non (chụp cắt lớp MR).

Các biện pháp điều trị bệnh Crohn

Cho đến nay, vẫn chưa có phương pháp có thể điều trị khỏi hoàn toàn bệnh Crohn. Mọi phương pháp chỉ có tác dụng làm giảm các tiệu chứng của bệnh, hạn chế biến chứng nguy hiểm.

Sử dụng nội khoa để điều trị bệnh Crohn

Chủ yếu các bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng các loại thuốc điều trị như:

Thuốc chống viêm: Đây là những loại thuốc không thể thiếu khi điều trị bệnh. Các loại  thuốc này làm giảm viêm, nhưng chúng nhắm vào hệ thống miễn dịch của người bệnh nên cũng có thể trở thành nguyên nhân gây viêm.

Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch: Mục đích của loại thuốc này là nhằm ưc chế hệ thống miễn dịch bằng cách đàn áp các phản ứng miễn dịch, nhưng từ đó tình trạng viêm cũng giảm.

Thuốc kháng sinh: Các nhà nghiên cứu cho rằng thuốc kháng sinh có tác dụng giúp giảm vi khuẩn có hại trong ruột và ngăn chặn hệ miễn dịch của ruột có thể gây ra triệu chứng.

Ngoài ra, các bác sĩ có thể sử dụng một số loại thuốc khác như: Thuốc cầm tiêu chảy, thuốc giảm đau, thuốc nhuận tràng, vitamin tổng hợp, viên uống bổ sung dinh dưỡng, bổ sung canxi, vitamin D…

Điều trị bênh Crohn bằng ngoại khoa

Nếu việc sử dụng thuốc trị liệu hoặc phương pháp điều trị khác không làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng bệnh, bác sĩ có thể đề nghị phương án phẫu thuật để loại bỏ một phần đường tiêu hóa bị hư hỏng hay để đóng đường dò hoặc loại bỏ các mô sẹo.

Trong khi phẫu thuật, bác sĩ phẫu thuật loại bỏ một phần đường tiêu hóa bị hư hỏng và sau đó kết nối lại các phần khỏe mạnh. Tuy nhiên những lợi ích của phẫu thuật cũng chỉ là tạm thời. Bệnh vẫn có thể tái phát ở nơi khác của đường tiêu hóa.

Thay đổi chế độ ăn uống

Không có bằng chứng vững chắc rằng những gì ăn thực sự gây ra bệnh viêm ruột. Nhưng một số loại thực phẩm và đồ uống có thể làm nặng thêm các dấu hiệu và triệu chứng, đặc biệt là trong một tình trạng cấp. Nếu nghĩ rằng có những loại thực phẩm làm cho tình trạng tồi tệ hơn, cố gắng lưu ý, theo dõi những gì đang ăn uống cũng như cảm thấy thế nào. Nếu phát hiện ra một số loại thực phẩm đang gây ra các triệu chứng, cố gắng loại bỏ.

>>> Xem thêm: Bụng hay bị sôi liên tục là bệnh gì? Điều trị thế nào?

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ


Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x