Bệnh Viêm Khớp: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh

Viêm khớp là tình trạng khớp xương bị viêm nhiễm xảy ra tình trạng đau nhức, sưng tấy kéo dài. Người bệnh bị hạn chế khả năng vận động, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống hằng ngày.

Việc nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng của bệnh lý là yếu tố cực kỳ quan trọng giúp bạn tìm ra cách điều trị phù hợp và hiệu quả.

Viêm xương khp là gì?

Viêm xương khớp (OA) là dạng viêm khớp thường gặp nhất và ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới. Viêm xương khớp có thể ảnh hưởng khác nhau với mỗi người.

Đối với một số người, viêm xương khớp chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ (ví dụ như đau và căng cứng), xuất hiện và biến mất sau đó – nhưng đối với những người khác, viêm xương khớp có thể gây ra các vấn đề trầm trọng và kéo dài.

Bất kỳ khớp nào của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng nhưng viêm xương khớp thường xuất hiện nhiều nhất ở khớp đầu gối và ngón tay.

Nguyên nhân gây ra viêm khớp

Có nhiều nguyên nhân gây viêm khớp, phổ biến là:

1. Tuổi tác

Tuổi tác là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng viêm khớp, tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng. Bởi quá trình lão hóa khiến khớp bị khô do thiếu dịch khớp nên sụn giòn và dễ gãy hơn.

Tuổi tác là 1 trong những nguyên nhân gây bệnh viêm khớp

2. Yếu tố di truyền

Một số bệnh xương khớp có yếu tố di truyền như: viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp… Do đó, nếu người thân có tiền sử viêm khớp thì bạn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh hơn so với người bình thường.

Theo các chuyên gia y tế, gen của những người này thường nhạy cảm với những yếu tố thay đổi của môi trường và dễ bị tổn thương hơn.

3. Béo phì

Cân nặng càng nhiều thì sức ép của trọng lượng cơ thể dồn lên hệ xương khớp càng lớn. Lúc này, khớp háng, cột sống và khớp đầu gối sẽ chịu áp lực nhiều nhất. Do đó, người béo phì có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp cao hơn bình thường.

4. Giới tính

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện ra, cơ bắp của nam giới phản ứng với xung thần kinh ở tốc độ nhanh hơn phụ nữ. Sự khác biệt này khiến tỷ lệ mắc viêm khớp ở phụ nữ cao hơn nam giới.

5. Nghề nghiệp

Một số công việc làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp ở vị trí cổ tay, ngón tay, vai như: công nhân làm theo dây chuyền, nhân viên văn phòng, thợ may… do thường phải lặp đi lặp lại các động tác trong thời gian dài. Ngoài ra, những người làm công việc nặng, uốn cong đầu gối hoặc ngồi xổm… cũng có khả năng bị viêm khớp ở mắt cá chân, đầu gối, hông, xương sống và vùng cổ.

6. Hút thuốc lá

Hút thuốc lá là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, thuốc lá có thể kích hoạt hệ miễn dịch bất thường ở những người mang gen liên quan đến viêm khớp dạng thấp.

Không những vậy, thuốc lá còn làm tăng mức độ trầm trọng của bệnh và giảm hiệu quả của một số thuốc trị viêm khớp.

Hút nhiều thuốc gây viêm khớp

7. Đi giày cao gót

Giày cao gót là một trong những “thủ phạm” làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe hệ xương khớp. Khi đi giày cao gót, trọng lượng cơ thể sẽ dồn hết xuống chân, đặc biệt là khớp gối và gót chân.

Theo thời gian, chúng sẽ bào mòn và làm tổn thương sụn khớp, gây viêm khớp.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng có thể làm các khớp xương dễ bị viêm như: dinh dưỡng không hợp lý, chấn thương, tai nạn…

Triệu chứng viêm xương khớp như thế nào?

Các triệu chứng của viêm xương khớp thay đổi, tùy thuộc vào các khớp bị ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng trầm trọng như thế nào. Một số triệu chứng thường gặp nhất của viêm xương khớp bao gồm:

  • Đau, đau nhức và cứng khớp
  • Khớp dường như to hơn và có nhiều ‘nốt nhỏ’ hơn bình thường
  • Cảm giác nứt hoặc kêu kèn kẹt khi bạn di chuyển khớp
  • Giảm chức năng hoặc hạn chế khả năng di chuyển khớp
  • Yếu và mất cơ xung quanh vùng bị đau
  • Các chai xương, có thể hình thành khi xương chà xát nhau

Nếu bạn bị viêm xương khớp ở khớp đầu gối, bạn có thể thấy rằng chúng ‘bị đứt’ bên dưới hoặc khó duỗi thẳng chân. Có khả năng cả hai đầu gối sẽ bị ảnh hưởng bởi viêm xương khớp trừ khi nó xảy ra do chấn thương hoặc tình trạng trước đó mà chỉ ảnh hưởng một đầu gối.

Nếu bị viêm xương khớp ở bàn tay, bạn có thể bị bạn có thể bị chai cứng ở bề mặt của khớp Điều này có thể làm khớp ngón tay bị cứng, đau, sưng, đau nhức và đỏ, vì vậy làm những việc như đánh máy hoặc chơi piano có thể gây đau. viêm xương khớp thường ảnh hưởng đến phần dưới ngón cái, ngón tay và khớp ngón giữa.

Người mắc bệnh viêm khớp nên ăn gì?

  • Bổ sung thực phẩm chứa axit béo omega-3 như: cá hồi, cá mòi, cá thu, cá trích… giúp giảm đau, chống viêm.
  • Ăn nhiều ngũ cốc như: lúa mạch, gạo lức, các loại hạt khô… có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, tăng khả năng kháng khuẩn cơ thể.
  • Uống 2-2,5 lít nước/ngày giúp cơ thể loại bỏ được độc tố gây viêm ra ngoài, đồng thời, bảo vệ lớp đệm của khớp.
  • Tăng cường rau xanh và hoa quả tươi như súp lơ, rau bina, cam, quýt… có nhiều chất xơ, vitamin A, C, B và khoáng chất giúp giảm thiểu tình trạng viêm khớp.
  • Bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa, bởi chúng chứa nhiều vitamin D, canxi rất tốt cho xương khớp. Bên cạnh đó, dùng sữa đúng cách và khoa học sẽ hạn chế tình trạng loãng xương.

Nên bổ sung nhiều sữa hàng ngày

Bệnh viêm khớp nên kiêng gì?

Người bị viêm khớp cần phải kiêng một số thực phẩm sau:

  • Các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thịt chế biến sẵn, đồ ăn nhanh như xúc xích, gà rán…
  • Thực phẩm giàu phot pho như nội tạng động vật, thịt đỏ (thịt trâu, thịt dê, thịt chó), măng…
  • Giảm muối, đường, hạn chế uống nước có ga do chứa nhiều phot pho.
  • Hạn chế các loại rau củ quả giàu axit oxalic như: mận, củ cải, nam việt quất…
  • Kiêng ăn ngô và các chế phẩm từ sữa bơ đã qua chế biến… vì chúng chứa nhiều chất béo bão hòa làm tăng tình trạng viêm, sưng khớp.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như: rượu, cà phê, thuốc lá…

Hạn chế ăn lòng lợn

Phòng ngừa bệnh viêm khớp thế nào

Để giúp giảm nguy cơ và kiểm soát bệnh viêm khớp tốt hơn bạn cần lưu ý:

  • Ngồi và làm việc đúng tư thế
  • Tập luyện thể dục, thể thao phù hợp với thể trạng
  • Duy trì cân nặng, tránh thừa cân béo phì
  • Hạn chế các chấn thương tới khớp
  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị các rối loạn chuyển hóa của cơ thể.

Bài viết trên đã cung cấp cho các bạn những thông tin về bệnh viêm khớp là gì, nguyên nhân, triệu chứng, cũng như chế độ ăn uống đúng cách.

Ngay khi có biểu hiện bệnh, bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám sớm và kiên trì tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh để xảy ra biến chứng nguy hiểm sau này.

Xem thêm: Tổng Hợp 5 Bài Thuốc Dân Gian Giúp Chữa Viêm Đại Tràng Hiệu Quả

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ


Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x