Bụng hay bị sôi liên tục là bệnh gì? Điều trị thế nào?

Bị đầy hơi, khó tiêu và sôi bụng liên tục là bệnh gì? Đây là những triệu chứng thường gặp ở đường tiêu hóa. Mặc dù nó không gây đau đớn hay khó chịu nhưng đôi khi những âm thanh này lại khiến bạn vô tình gây sự chú ý hoặc cảm giác ái ngại của những người xung quanh. Cùng tìm hiểu ngay về triệu chứng sôi bụng ở bài viết sau đây nhé!

sôi bụng liên tục là bệnh gì

Sôi bụng là bệnh gì?

Sôi bụng là tình trạng ruột trong quá trình co bóp hoặc tiêu hóa thức ăn phát ra âm thanh. Âm thanh đó được tạo ra từ do các cơn co cơ theo từng đợt như kiểu sóng để đẩy thức ăn và khí trong ống tiêu hóa ra ngoài. Quá trình co bóp này tạo ra âm thanh ùng ục còn được gọi là tiếng sôi bụng. Vậy, khi bị sôi bụng liên tục là bệnh gì?

Bị sôi bụng liên tục là bệnh gì? Để trả lời câu hỏi này, người bệnh cần phân biệt sôi bụng bệnh lý và sôi bụng sinh lý.

Sôi bụng sinh lý

  • Bụng sôi khi đói hoặc khi nhìn thấy những món ăn hấp dẫn
  • Sôi bụng nhưng không kèm theo các triệu chứng khác như: đau bụng, chướng bụng, tiêu chảy
  • Không bị mệt mỏi, chán ăn

Sôi bụng bệnh lý

  • Sôi bụng liên tục
  • Sôi bụng kèm theo các triệu chứng đi kèm: đau bụng, muốn đi đại tiện ngay sau khi ăn
  • Chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn

Nếu hiện tượng này xuất hiện liên tục thì có nghĩa bạn đang có nguy cơ mắc một bệnh lý nào đó về đường tiêu hóa. Trong đó có thể kể đến như: hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa, viêm hang vị dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng….

Vậy sôi bụng liên tục là bệnh gì? Nguyên nhân gây sôi bụng là do đâu? cùng tìm hiểu tiếp ở phần sau.

Nguyên nhân sôi bụng

Nguyên nhân gây sôi bụng phụ thuộc xem sôi bụng do bệnh lý hay sôi bụng sinh lý, theo đó:

Sôi bụng bệnh lý: Khi bạn bị các bệnh lý như viêm hang vị dạ dày, viêm loét dạ dày hay hội chứng ruột kích thích đồng nghĩa với hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề. Do đó, trong quá trình hoạt động của cơ quan này có sự bất thường, lượng hơi axit bị dư bị đẩy vào dạ dày, và ruột, khi các hoạt động co bóp ở bộ phận này tạo ra những âm thanh ùng ục.

Sôi bụng sinh lý: Nếu hiện tưởng sôi bụng chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn, do sinh lý trong một vài ngày thì có thể do những nguyên nhân sau:

  • Do ăn nhiều thực phẩm khó tiêu: Thịt, ngũ cốc, súp lơ, hành, tỏ, các loại đậu…
  • Do thói quen ăn uống không lành mạnh: Ăn nhanh, vừa ăn vừa nói, ăn xong nằm luôn những sai lầm này khiến thức ăn đưa vào gây khó tiêu, tích tụ khí trong dạ dày dẫn đến sôi bụng.
  • Do chứng không dung nạp lactose, fructoser, glutein: Đây là tình trạng bệnh lý thể hiện ở những người thiếu hoặc không có khả năng tiêu hóa lactose, fructoser, glutein.
  • Do căng thẳng, stress: Căng thẳng quá độ làm ảnh hưởng tới sự co thắt của nhu động ruột, các cơ quanh thành ruột bị kích thích nên co bóp mạnh hơn dẫn tới sôi bụng.
  • Sử dụng nhiều chất kích thích, cà phê, rượu bia, nước ngọt… sinh hơi gây ra hiện tượng sôi bụng.


Các triệu chứng sôi bụng

Nếu sôi bụng do đường ruột gây ra, bên cạnh âm thanh ùng ục hoặc òng ọc, sẽ có sự xuất hiện của một số các dấu hiệu khác. Chúng bao gồm:

  • Đầy hơi: Khi bạn nhai, nuốt thức ăn và chất lỏng có thể khiến oxy và nitơ từ không khí theo đó vào đường tiêu hóa. Hoặc khi cơ thể tiêu hóa thức ăn, các khí bao gồm hydrogen, methane, carbon dioxide sẽ được sinh ra từ thực phẩm. Khi hệ thống đường ruột gặp vấn đề, các khí này sẽ không thể thoát ra ngoài, chúng buộc phải thoát ra theo cách thông thường là xì hơi gây nên chứng sôi bụng.
  • Buồn nôn: Buồn nôn là cảm giác dạ dày khó chịu, nhộn nhạo và muốn tống tất cả những gì trong dạ dày ra bên ngoài qua đường miệng. Buồn nôn thường do người bệnh dị ứng thực phẩm, ăn kiêng quá mức và các vết loét trong dạ dày hoặc đại tràng. Tình trạng này gây nên triệu chứng sôi bụng
  • Sôi bụng về đêm: Ban đêm thường là khi cơ thể của bạn nghỉ ngơi nhưng hệ tiêu hóa vẫn hoạt động. Quá trình nhu động này có thể gây ra những âm thanh sôi ùng ục ở bụng vào buổi đêm. Hoặc có thể, bạn đang trong quá trình ăn kiêng, nhịn ăn buổi tối khiến cơ thể bị đói và bụng bị sôi.
  • Sôi bụng nôn mửa: Nôn mửa là tình trạng thức ăn trào ngược từ dạ dày ra khỏi cơ thể thông qua đường miệng. Thức ăn trước khi trào ngược, chúng sẽ bị dạ dày xáo trộn. Khi đó, bụng sẽ xuất hiện chứng sôi bụng, phát ra các tiếng kêu òng ọc.  Tình trạng này thường là do dị ứng thức ăn, ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa.
  • Tiêu chảy: Tiêu chảy với các dấu hiệu phân lỏng, sền sệt, chảy nước và tần suất đi đại tiện. Tình trạng này nguyên nhân do hệ thống đường ruột bị nhiễm vi khuẩn, virus hoặc do ngộ độc thức ăn. Do đó, tiêu chảy cũng là dấu hiệu xuất hiện khi bạn bị sôi bụng.
  • Sôi bụng đi ngoài ra máu: Khi đi ngoài ra  máu, phân thường sẫm màu hơn hoặc có màu đen. Nguyên nhân chính do đại tràng bị tổn thương ở lớp lót niêm mạc như viêm hoặc lở loét. Khi đó, phần niêm mạc dạ dày bj tổn thương gây nên những tiếng kêu trong bụng. 
  • Sôi bụng xì hơi kèm đau nhẹ, ngứa ngáy: Đây có thể là biểu hiện của một số bệnh ở vùng hậu môn như: rò hậu môn, bệnh trĩ hoặc nứt kẽ hậu môn.

Như vậy dựa vào các triệu chứng, dấu hiệu đi kèm có thể xác định được sôi bụng liên tục là bệnh gì từ đó sẽ có cách điều trị phù hợp.

Cách chữa sôi bụng

Sôi bụng liên tục là bệnh gì? Có rất nhiều cách để hạn chế tình trạng sôi bụng, trong đó có thể kể đến như: Dùng thuốc tây, dùng các bài thuốc dân gian hoặc thực hiện các bài massage…

Dưới đây là những cách chữa sôi bụng phổ biến nhất:

Sử dụng các loại thuốc Tây kiểm soát bệnh lý, giảm sôi bụng

Sôi bụng liên tục là bệnh gì? Khi xác định được nguyên nhân gây sôi bụng là do các bệnh lý gây ra thì việc sử dụng thuốc tây để điều trị bệnh và chấm dứt các triệu chứng, trong đó có triệu chứng sôi bụng là điều hoàn toàn có thể.

Các thuốc được sử dụng có thể kể đến như: Thuốc giảm đau, kháng sinh, thuốc chống đầy hơi, thuốc cầm tiêu chảy…

Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc này cần theo ý kiến và chỉ định của bác sĩ, người bệnh không nên lạm dụng hoặc tự ý sử dụng thuốc.

Sử dụng các bài thuốc dân gian chữa sôi bụng

Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây thì những bài thuốc dân gian cũng là cách đơn giản và tiết kiệm chi phí.

Chữa sôi bụng bằng củ riềng

Củ riềng có vị ấm, giúp ôn trung tán hàn, tăng cường chức năng tỳ vị, hỗ trợ chữa các bệnh về tiêu hóa. Do đó gừng được dùng để chữa sôi bụng khá hiệu quả.

Chuẩn bị: 

  • Một củ riềng tươi
  • khoảng 100ml mật ong

Cách thực hiện:

  • Riềng đem rửa sạch, cạo vỏ sau đó xay nhỏ
  • Trộn phần riềng đã xay với mật ong
  • Uống 3 lần sau bữa ăn để giảm hiện tượng bụng bị sôi bụng.

Chữa sôi bụng bằng củ gừng

Gừng có tính ấm, vị cay, giúp chữa phong hàn, kích thích tiêu hóa, tăng cường tuần hoàn máu. Để chữa sôi bụng bằng gừng, mỗi sáng bạn có thể cho 3 lát gừng tươi, 1 thìa mật ong, 2 thìa nước cốt chanh khuấy đều trong ly nước ấm, uống mỗi sáng.

Chữa sôi bụng bằng cách chườm nóng

Thực hiện: 

  • Dùng túi nước nóng chuyên dụng hoặc lọ thủy tinh chứa nước ấm chườm đều ở quanh rốn
  • Thực hiện mỗi lần 5 – 10 phút, lặp lại từ 2 – 3 lần trong ngày
  • Phương pháp này giúp giãn mao mạch máu, hỗ trợ tốt cho việc giảm chứng sôi bụng, khó tiêu, đầy bụng. 

Chữa sôi bụng bằng cách massage

Cách này sẽ có hiệu quả trong trường hợp sôi bụng do chế độ hoặc thói quen ăn uống. Cách thực hiện như sau:

  • Làm ấm lòng bàn tay sau đó nhẹ nhàng áp vào bụng và xoa theo chiều kim đồng hồ
  • Bắt đầu từ vị trí giữa rốn rồi lan dần ra xung quanh
  • Có thể kết hợp thoa thêm một ít dầu tràm hoặc dầu gió để tăng hiệu quả.

Như vậy, qua những thông tin trong bài quý độc giả đã có thể giải đáp được cho câu hỏi bị sôi bụng liên tục là bệnh gì? và cũng đã có những cách để có thể hạn chế tình trạng bệnh một cách hiệu quả nhất.
 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ


Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x