Sử dụng các thảo dược thiên nhiên để điều trị chứng đau khớp gối tại nhà là phương pháp được nhiều người quan tâm. Do chi phí thấp nên khi xuất hiện những cơn đau khớp gối, người bệnh thường tìm đến những bài thuốc dân gian trước thăm khám tại cơ sở y tế.
Viêm khớp gối là gì?
Khớp gối là nơi tiếp giáp của ba xương chính, gồm: xương đùi, xương bánh chè và xương ống chân. Giữa các đầu xương có một lớp sụn bao phủ. Sụn là một dạng mô trơn có bề mặt mịn, dễ trượt, giúp các khớp cử động trơn tru, đồng thời giữ vai trò như chất đệm ở khớp xương. Tại đây còn tồn tại mô hoạt dịch trải dài trên khớp, sản sinh dung dịch bôi trơn khớp (còn gọi là chất nhờn) và cung cấp dưỡng chất cho sụn.
Viêm khớp gối là tình trạng phần xương sụn trơn bị mòn đi, trở nên xù xì và thô ráp. Khi đó, các khớp xương sẽ cọ xát vào nhau chặt hơn, ma sát nhiều, việc hấp thụ các chấn động ở sụn khớp giảm đi, gây đau và vận động khó khăn. Bất kì độ tuổi nào cũng đều có nguy cơ bị viêm khớp gối nhưng phổ biến nhất là những người trong độ tuổi sau 45.
Nguyên nhân gây viêm khớp gối
Bệnh viêm khớp gối có thể khởi phát do các nguyên nhân sau:
- Bị chấn thương: Các chấn thương ở khớp gối như rách sụn, đứt dây chằng, nứt xương… có thể xảy ra sau một tai nạn hoặc do chơi thể thao quá sức. Nếu không được điều trị triệt để, tổn thương có thể phát triển thành viêm.
- Áp lực lặp đi lặp lại ở khớp gối: Một số người làm việc trong môi trường phải đứng lâu, đi lại nhiều, ngồi xổm hoặc uốn cong đầu gối thường xuyên rất dễ bị viêm khớp gối.
- Thiếu hụt chất dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng không hợp lý khiến cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của xương, đặc biệt là canxi, kali hay phốt pho. Điều này có thể khiến khớp gối bị suy yếu, dễ chấn thương và là mầm mống cho bệnh viêm khớp phát triển.
- Nhiễm khuẩn: Một số trường hợp bị viêm khớp gối do nhiễm khuẩn. Bệnh thường khởi phát sau một đợt nhiễm trùng cấp ở cơ quan khác.
- Rối loạn tự miễn: Bệnh viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn sản xuất ra nhiều kháng thể tấn công vào các mô liên kết trong bao khớp, từ đó khiến cho khớp bị sưng viêm.
- Rối loạn chuyển hóa: Hoạt động chuyển hóa purin của cơ thể bị rối loạn làm tăng axit uric trong máu dẫn đến bệnh gút. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào, trong đó có cả khớp gối.
Top 7 cách chữa đau khớp gối tại nhà từ các thảo dược
Dưới đây là những cách chữa đau khớp gối đơn giản có thể áp dụng tại nhà
1. Chữa đau khớp gối từ cây thiên niên kiện
Theo Đông y, niên kiện có tính ấm, mùi thơm, có vị đắng và cay. Tác dụng tuyệt vời trong việc bồi bổ gân cốt, chống tiêu nhũng. Ngoài chữa trị đau nhức nó còn được dùng làm thuốc hỗ trợ tiêu hóa, chữa trị chứng thấp khớp,…
Nguyên liệu:
- Niên kiện – 10 gram
- Thương nhĩ – 10 gram
- Ngải cứu – 10 gram
- Rễ cây cỏ xước- 40 gram
- Thổ phục linh – 20 gram
- Hy thêm – 20 gram
Cách thực hiện:
- Bước 1: Thái mỏng các nguyên liệu, cho vào nồi sắc với 1 lít nước
- Bước 2: Nấu đến khi còn lại ⅔ nước thì dừng lại, phần nước sau khi sắc chia làm 2, uống trong ngày không để qua đêm
Chống chỉ định: Không sử dụng với liều lượng quá cao, sắc nước uống hay ngâm rượu quá đặc dễ dẫn đến ngộ độc, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,.. Nên tham khảo ý kiến thầy thuốc Đông y để hạn chế rủi ro khi sử dụng.
2. Chữa đau khớp gối từ cỏ xước
Cây cỏ xước hay còn được gọi là Nam Ngưu Tất có tính mát, vị chua, đắng nhẹ. Tác dụng tiêu viêm, giảm đau thích hợp cho những bệnh về xương khớp như viêm khớp gối.
Ngoài ra, cây cỏ xước còn điều trị các chứng bệnh phụ nữ như ứ huyết tử cung, rối loạn kinh nguyệt,…
Nguyên liệu:
- Rễ cây cỏ xước – 16g
- Cây nhọ nồi – 16g
- Hy thiêm thảo – 16g
- Ngải cứu – 12g
- Thương nhĩ tử – 12g
- Phục linh – 20g
Cách thực hiện:
- Bước 1: Cắt nhỏ tất cả nguyên liệu, đem sao vàng với lửa nhỏ
- Bước 2: Tiến hành sắc thuốc với 3 lần nước, trộn các nước thuốc lại và sắc thêm một lần
- Bước 3: Khi thấy nước thuốc cô đặc lại thì dừng sắc, chia làm 3 lần uống, uống nước thuốc trong ngày không để qua đêm, liên tục trong 1 tuần sẽ thấy hiệu quả.
Chống chỉ định: Không sử dụng cây cỏ xước với phụ nữ mang thai, người trong giai đoạn hành kinh ra nhiều máu, nam giới bị chứng di tinh, mộng tinh, người bị đau dạ dày, có vấn đề về đường ruột.
3. Chữa đau khớp gối từ cây huyết đằng
Cây huyết đằng có tính bình, vị chát, đắng công dụng hoạt huyết tốt, giải độc cơ thể. Nó được xem là dược liệu quý trong điều trị đau nhức xương khớp, đầu gối, tê dại gân cốt,…
Nguyên liệu:
- Huyết đằng – 30g
- Bạch chỉ – 4g
- Thiên niên kiện – 6g
- Cốt toái bổ – 20g
- Cẩu tích – 20g
- Ngưu tất – 20g
- Tùy giải – 20g
Cách thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi, sắc lấy nước, uống mỗi ngày.
Chống chỉ định: Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Không sử dụng liên tục trong thời gian dài dễ gây ra táo bón, khô họng.
4. Chữa đau khớp gối từ đỗ đen và cây thài lài (cây cỏ lài)
Cây cỏ lài hay rau trai có tính hàn, vị ngọt nhẹ có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, giảm sưng viêm, giảm đau, phù thũng xương khớp. Cây dễ tìm, dễ hái, phù hợp cho người hay bị nhức mỏi khớp gối.
Nguyên liệu:
- Thài lài – 15g
- Đỗ đen – 50g
Cách thực hiện:
- Bước 1: Làm sạch các nguyên liệu, cho vào nồi đun với 600ml nước
- Bước 2: Khi thấy nước sắc lại còn ⅓ thì dừng, chắt thuốc ra và uống khi còn nóng. Mỗi ngày uống 3 lần, liên tục trong 7 – 10 ngày.
Chống chỉ định: Người có tỳ vị hư hàn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.
5. Chữa đau khớp gối từ cây chó đẻ
Cây chó đẻ còn được gọi là diệp hạ châu có hạt tròn, xếp thành hàng dưới lá. Loại thảo dược thiên nhiên này có vị đắng cao, tính mát có tác dụng trong việc điều trị chứng phong thấp, giúp sát trùng, giải độc, thích hợp cho những người bị tê bì chân tay, đau nhức khớp gối,…
Nguyên liệu:
- Lá chó đẻ – 30g
- Rượu gạo nóng
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch lá chó đẻ, cho vào nồi nấu cùng với một ít rượu
- Bước 2: Cho hỗn hợp vừa nấu lên một cái khăn sạch, chườm trực tiếp vào chỗ sưng đau. Bài thuốc này có thể áp dụng hàng ngày, liên tục trong 2 – 3 tuần giúp giảm đau hiệu quả
Chống chỉ định: Phụ nữ có thai và cho bú, người có huyết áp thấp, bị tổn thương chức năng gan nên thận trọng khi sử dụng. Nên tham vấn y khoa trước khi sử dụng để tránh những tác dụng không mong muốn.
6. Chữa đau khớp gối từ rễ cà gai leo
Tên gọi khác của cây cà gai leo là cà quýnh hay cà vạch, cà cườm, cà gai dây,…Theo Đông y, cà gai leo có tính ấm, vị the, có tác dụng chống viêm, giảm đau, tốt cho những người bị đau khớp, thoái hóa khớp. Bệnh nhân bị đau khớp gối có thể dùng rễ cà gai leo để làm bài thuốc giảm đau.
Nguyên liệu: Rễ cà gai leo
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch rễ cà gai leo tươi, thái nhỏ và đem phơi khô
- Bước 2: Sử dụng 15 – 20g rễ cà gai leo khô sắc với nước, để 15 phút, sau đó tắt bếp. Chia nước thuốc thành nhiều lần uống trong ngày
Chống chỉ định: Không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú nên thận trọng khi sử dụng
7. Chữa đau khớp gối từ ngải cứu
Cây ngải cứu ngoài những công dụng làm đẹp trị mụn, giải cảm thì nó còn có tác dụng trong việc điều trị chứng đau khớp gối. Với vị đắng, tính ấm, cây ngải cứu có khả năng chống viêm, kháng khuẩn tốt, giúp điều hòa khí huyết cho người bệnh.
Nguyên liệu:
- Ngải cứu tươi – 250g
- Giấm gạo – 120ml
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch ngải cứu, để ráo, sau đó giã nát, đun nóng phần giấm gạo đã chuẩn bị
- Bước 2: Đổ ngải cứu ra khăn hoặc vải sạch, gói kĩ sau đó ngâm vào nước giấm, đắp lên đầu gối đau nhức. Có thể áp dụng cách này hàng ngày.
Chống chỉ định: Không sử dụng với phụ nữ mang thai, người bị viêm gan, rối loạn đường ruột cấp tính.