Những dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích bạn nên biết

Hội chứng ruột kích thích mặc dù không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống  Mặt khác những dấu hiệu hội chứng ruột kích thích thường rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác nên nhiều khi người bệnh không quan tâm và thăm khám thường xuyên. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về bệnh và điểm qua những dấu hiệu hội chứng ruột kích thích để có cách xử lý bệnh hiệu quả nhất.

Hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng ruột kích thích là tình trạng rối loạn ở ruột già, gây đau bụng hoặc cảm giác muốn đi ngoài liên tục. Hiện tượng này thường xuyên tái đi tái lại nhiều lần mà không tìm thấy các tổn thương về giải phẫu, tổ chức học, sinh hóa ở ruột.

Thông thường với cơ thể người bình thường, sau khi ăn khoảng 2 giờ nhu động ruột bắt đầu co bóp. Lúc này, đại tràng sẽ thực hiện nhiệm vụ nhận phần thức ăn chuyển xuống từ ruột non, hấp thụ nốt  nước trong đó rồi tạo phân và đẩy ra ngoài.

Tuy nhiên, với người bị hội chứng ruột kích thích thì quá trình này có thể diễn ra không đúng như bình thường. Khi đó, cơ chế co bóp của đại tràng bị rối loạn theo chiều hướng quá nhanh hoặc quá chậm. Nếu trường hợp đại tràng co bóp nhanh khiến lượng nước còn lại trong thức ăn chưa được hấp thụ hết, mà đã bị đẩy ra ngoài theo phân, lúc này người bệnh có hiện tượng tiêu chảy. Ngược lại, nếu quá trình co bóp diễn ra quá chậm, lượng nước còn sót lại bị hút kiệt khiến phân bị khô, gây táo bón.

Theo thống kê của các tổ chức khoa học, cứ 100 người thì có 15 -20 người bị hội chứng ruột kích thích này. Nhưng trong đó có rất nhiều người lầm tưởng hoặc không biết mình mắc bệnh, cho đến khi bệnh có dấu hiệu chuyển nặng.

Vậy những dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích là gì? Làm sao để nhận biết bệnh sớm nhất?

dấu hiệu hội chứng ruột kích thích

Những dấu hiệu hội chứng ruột kích thích

Các dấu hiệu hội chứng ruột kích thích thường rất đa dạng và phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng bệnh cũng như cơ địa của từng người. Nhưng, nếu để ý sẽ thấy đa số người bệnh đều có những biểu hiện sau:

Thường xuyên đau bụng

Đau bụng là dấu hiệu hội chứng ruột kích thích nhưng cũng rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh lý khác nếu không thực sự tinh ý.

Cơn đau bụng do hội chứng ruột kích thích thường kéo dài trong vòng ít nhất 3 tháng. Cơn đau bụng, thường gặp ở vùng bụng dưới, đau âm ỉ hoặc từng cơn. Tần suất ít nhất 1 ngày/ tuần. Bên cạnh đó có thể có các triệu chứng khác đi kèm như: Bụng chướng hơi, cảm giác nặng tức bụng, nhưng cảm giác này thường giảm sau khi đi cầu hay trung tiện.

Thay đổi số lần đi đại tiện

Đây là dấu hiệu hội chứng ruột kích thích mà người bệnh dễ nhận thấy nhất. Khi bị hội chứng ruột kích thích người bệnh sẽ có sự thay đổi số lần đi cầu trong ngày. Có thể trên 3 lần/ ngày (với người bị thể tiêu chảy) hoặc đưới 3 lần/ tuần với người bị ở thể táo. Ngoài ra, người bệnh thường trong tình trạng “chạy vội” khi đi đại tiện hoặc phải rặn nhiều, cảm giác đi chưa hết phân, đi xong vẫn muốn đi tiếp.

Thay đổi hình dạng khuôn phân

Tiêu chảy hoặc táo bón, đôi khi xen kẽ các đợt tiêu chảy và táo bón. Đây là một trong những dấu hiệu hội chứng ruột kích thích.

Trong đó, có khoảng 1/3 bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích bị tiêu chảy. Người bị tiêu chảy một ngày có thể đại tiện trên ba lần, phân lỏng nước hoặc phân sống.

Nhóm người có dấu hiệu hội chứng ruột kích thích là táo bón cũng khá thường gặp. Lúc này, ruột hấp thụ nhiều nước từ phân dẫn đến khó tiêu. Phân trở nên cứng dẫn đến người bệnh bị táo bón.

Có khoảng 20% bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích vừa tiêu chảy vừa táo bón.

Trường hợp này có xu hướng nghiêm trọng hơn những nhóm hội chứng ruột kích thích khác. Do đó, đòi hỏi người bệnh phải theo dõi và điều trị sát sao hơn, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Đặc biệt, một dấu hiệu hội chứng ruột kích thích khác với các bệnh lý khác về đường tiêu hóa đó là: Với hội chứng ruột kích thích, phân có nhầy mũi nhưng không bao giờ có máu.

Mệt mỏi 

Đây là một trong những dấu hiệu hội chứng ruột kích thích. Vì hầu hết những người mắc bệnh này đều cảm thấy mệt mỏi, luôn trong tình trạng cảm thấy đuối sức trong công việc và sinh hoạt hằng ngày. Điều này gây ra bởi chứng mất ngủ thường xuyên, ngủ không đủ giấc, mất nước…

Hội chứng ruột kích thích điều trị như thế nào?

Cho đến nay, những nguyên nhân hiện nay của hội chứng ruột kích thích vẫn chưa được xác định rõ vì thế việc điều trị còn gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, để điều trị bệnh, bệnh nhân cần được phân tích tối đa và tránh các yếu tố nguy cơ, trường hợp nặng phải điều trị bằng thuốc và tư vấn về tâm lí và điều trị tập trung vào các triệu chứng cụ thể.

Điều trị hội chứng ruột kích thích bằng Tây y

Tùy thuộc vào triệu chứng, mức độ tiến triển của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại thuốc như: Thuốc giảm đau, chống táo bón, giảm co thắt đường ruột, cầm tiêu chảy, chống xì hơi, thuốc an thần…

Tuy nhiên, sử dụng lâu dài có thể ảnh hưởng tới chức năng của các bộ phận khác như: gan, thận, dạ dày… Vì vậy, người bệnh không nên tự ý sử dụng tân mà cần trao đổi với bác sĩ khi gặp phải tác dụng phụ để đổi thuốc phù hợp.

Thực hiện chế độ ăn nghỉ ngơi hợp lý

Chế độ ăn uống thích cực có thể ảnh hưởng rất lớn đến việc kiểm soát các dấu hiệu hội chứng ruột kích thích. Các bữa ăn không nên quá lớn, và ăn chậm và đúng giờ giấc.

  • Giảm hoặc không những thực phẩm có chứa đường lên men như: Đậu, cải bắp
  • Giảm ăn đồ ngọt
  • Tránh xa những thực phẩm tái, sống như: nem chua, gỏi cá, tiết canh…
  •  Bệnh nhân có tình trạng không dung nạp lactose nên giảm lượng sữa và các sản phẩm sữa
  • Hạn chế đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ
  • Loại bỏ các chất kích thích, gia vị, đồ ăn cay nóng ra khỏi thực đơn

Bên cạnh đó, để hạn chế các dấu hiệu hội chứng ruột kích thích, người bệnh nên bổ sung một số thực phẩm như:

  • Bổ sung chất xơ (với bệnh nhân táo bón)
  • Ưu tiên các loại hạt nguyên cám: Gạo nguyên cám, yến mạch nguyên cám…
  • Uống đủ nước
  • xoa bụng buổi sáng khi ngủ dậy để gây cảm giác muốn đại tiện
  • Luyện tập thư giãn, khí công, tập thể dục, đi bộ thường xuyên.

Điều trị hội chứng ruột kích thích với các bài thuốc từ thiên nhiên

Chữa hội chứng ruột kích thích bằng hoa chuối

Hoa chuối có tác dụng làm dịu hệ thống tiêu hóa, có thể sử dụng để ngừa đau bụng, đầy hơi do axit. Thành phần chất xơ trong hoa chuối có tác dụng cải thiện nhu động ruột, giảm táo bón và ngăn ngừa bệnh trĩ.

Chuẩn bị:

  • 1 cái hoa chuối
  • 1 lít rượu trắng

Thực hiện:

  • Hoa chuối rửa sạch, thái rồi đem sắc lấy nước
  • Để nguội, khi uống hòa với 1 chén rượu trắng

Chữa hội chứng ruột kích thích bằng cây mã đề

Cây mã đề đã được biết đến như một vị thuốc tự nhiên, bởi nó chứa rất nhiều dưỡng chất đặc biệt có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều thể bệnh từ trong ra ngoài hiệu quả.

Chuẩn bị:

  • Mã đề
  • Lá chè xanh, mỗi thứ một nắm

Thực hiện:

  • Mã đề, lá chè xanh đem rửa sạch, sao vàng.
  • Sau đó đem hãm khoảng 20 phút để uống thay nước hằng ngày.
  • Nên uống hết trong ngày, không để đến hôm sau.

Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược 

Đây là phướng pháp được khá nhiều người bệnh lựa chọn hiện nay. Do có thể tối ưu được các thế mạnh của các loại thảo dược kết hợp cùng khoa học kỹ thuật tiến bộ nên những sản phẩm này vừa có thể hỗ trợ điều trị bệnh, vừa an toàn cho sức khỏe và chi phí cũng không quá lớn.

Viên đại tràng ColMin là sản phẩm mang tính đột phá mới. Sử dụng kết hợp các thảo mộc quý để hỗ trợ dứt điểm viêm đại tràng, bệnh đại tràng chức năng. Viên Đại Tràng ColMin được bào chế hoàn toàn từ cao chiết chuẩn hóa 3 loài thảo mộc quý là: Nhũ hương, Xuyên tâm liên và curcumin chiết xuất từ củ Nghệ vàng. Qua dây chuyền hiện đại đạt tiêu chuẩn GMP và được Bộ Y tế cấp chứng nhận về ATTP.

Theo Tài liệu khoa học:

  • Nhũ hương: Từ lâu, YHCT Ấn Độ đã sử dụng Nhũ hương như 1 thảo dược hàng đầu cho bệnh viêm đại tràng. Với công năng kháng và tiêu viêm mà ít dược thảo nào có được, Nhũ hương giúp ức chế mạnh enzyme 5-lipoxygenase (en dim 5 li pô xi den na) gây viêm cho hiệu quả cao trong điều trị các bệnh viêm mãn tính như viêm loét đại tràng, bệnh đại tràng chức năng mà không gây ra tác dụng phụ thường gặp khi dùng các thuốc kháng viêm không steroid thông thường.
  • Xuyên tâm liên: Đóng vai trò “Thần” theo YHCT (quân-thần-tá-sứ) khi kết hợp cùng Nhũ hương: Xuyên tâm liên giúp thanh nhiệt giải độc, kiện tỳ, táo thấp cầm lî, chủ trị các chứng bao gồm tiêu chảy ra máu, đau bụng, sốt, chống viêm loét ở đại tràng, chán ăn và có chất nhầy trong phân…. bớt rối loạn đại tiện và bổ trợ gan, thận theo YHCT, tốt cho cả 2 bệnh dạ dày và đại tràng.
  • Curcumin: Nghệ vàng từ lâu đã được chứng minh có vai trò quan trọng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Theo YHCT, nghệ đóng vai trò vị “Tá”, có nghĩa là vai trò của chất dẫn, hỗ trợ chủ trị. Ngoài ra, Curcumin từ nghệ vàng còn giúp chống viêm, bổ gan, lợi mật, làm lành vết loét và hấp thu các vị thảo dược chủ trị tốt hơn. 

Trong đó, Acid boswellic là một trong những thành phần chính của cây nhũ hương. Chất này tập trung nhiều trong nhựa cây, có tác dụng giảm đau, kháng viêm rất tốt. Đây cũng là thành phần chính dùng để điều chế các sản phẩm hỗ trợ điều trị các bệnh viêm mãn tính. Các bệnh nhân bị các bệnh lý viêm mãn tính thường được khuyên sử dụng loại cây này.

Tuy nhiên, mỗi loại thảo dược đều sở hữu những giá trị riêng biệt, khi kết hợp với nhau theo tỷ lệ vàng nên mang lại kết quả tốt nhất.

Đặc biệt, với dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại, các thành phần được chiết xuất chuẩn hóa, mang lại hàm lượng hoạt chất cao. Do đó, Viên đại tràng ColMin được các chuyên gia đánh giá tốt về chất lượng. Do đó, có thể nói đây là sản phẩm mà người bệnh viêm đại tràng hoàn toàn có thể yên tâm và lựa chọn.

Nếu bạn đang còn những thắc mắc hoặc có câu hỏi liên quan về bệnh Viêm đại tràng. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline: 093.235.6699. Các chuyên gia sẽ tư vấn và giải quyết những vấn đề về đại tràng của bạn.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ


Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x