Với những trường hợp bệnh nhẹ, bạn có thể áp dụng một số mẹo chữa bệnh trĩ tại nhà như chườm đá, thoa gel nha đam, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, thay đổi thói quen xấu, sử dụng thuốc,…
Nếu áp dụng đều đặn, các mẹo chữa này có thể giảm nhẹ cơn đau, nóng rát, cải thiện viêm và giảm áp lực khi đi đại tiện.
1. Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ không chỉ đơn thuần là bệnh của tĩnh mạch. Đây là các bệnh của 1 hệ thống mạch máu từ tiểu động mạch, tĩnh mạch, thông nối động tĩnh mạch đến cơ trơn và mô liên kết được lót bởi lớp biểu mô bình thường của ống hậu môn.
Đám rối tĩnh mạch nằm ở lớp dưới niêm được nâng đỡ bởi cấu trúc mô sợi đàn hồi. Tình trạng gia tăng áp lực thường xuyên như rặn đi cầu, kèm ứ máu liên tục sẽ dẫn đến phình giãn và tạo các búi trĩ vào trong lòng ống hậu môn.
Đồng thời càng lớn tuổi, các cấu trúc mô liên kết nâng đỡ ngày càng bị suy yếu, các búi trĩ tụt dần ra khỏi lỗ hậu môn dẫn đến trĩ nội sa.
Yếu tố nguy cơ gây bệnh trĩ
- Táo bón, hoặc tiêu chảy làm tăng tần suất bệnh trĩ, rặn làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch gây căng giãn và ứ máu.
- Chế độ ăn ít chất xơ, làm tăng tần suất bệnh trĩ
- Thừa cân và béo phì, làm gia tăng tần suất bệnh
- Gia tăng áp lực ổ bụng gặp trong những người thường xuyên lao động nặng như khuân vác, vận động viên cử tạ, quần vợt,…, đứng lâu, ngồi nhiều như thư ký, thợ may, nhân viên bán hàng làm gia tăng áp lực ổ bụng cản trở sự hồi lưu máu về tim đưa đến giãn tĩnh mạch hậu môn.
- U vùng tiểu khung bao gồm u đại trực tràng, u ở tử cung và thai nhiều tháng làm cản trở hồi lưu máu trở về tim gây giãn tĩnh mạch.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ
Các tĩnh mạch xung quanh hậu môn có xu hướng căng dưới áp lực và có thể phồng lên hoặc sung huyết. Búi trĩ có thể phát triển do áp lực gia tăng ở phần dưới trực tràng do:
- Rặn khi đi cầu
- Ngồi lâu trên bồn cầu
- Tiêu chảy hoặc táo bón mạn tính
- Béo phì
- Mang thai
- Giao hợp qua đường hậu môn
- Chế độ ăn ít chất xơ
- Bệnh trĩ gia tăng theo tuổi vì cấu trúc mô nâng đỡ các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn bị trở nên lỏng lẻo và nhão dần.
Cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả
Trong trường hợp trĩ nội và trĩ ngoại có mức độ nhẹ và chưa phát sinh biến chứng, bạn có thể áp dụng một số cách chữa bệnh trĩ ngay tại nhà. Các biện pháp này có tác dụng giảm sưng nóng, đau nhức, ngăn ngừa viêm nhiễm và hỗ trợ làm tăng độ bền của tĩnh mạch hậu môn.
1. Chườm đá/ Ngâm nước mát
Chườm đá và ngâm nước mát là biện pháp giảm nhanh cơn đau ở vùng hậu môn. Nhiệt độ lạnh có thể cải thiện hiện tượng sưng nóng, viêm đỏ và đau nhức, đồng thời giúp sát trùng và ngăn ngừa viêm nhiễm.
Tuy nhiên trước khi ngâm rửa với nước mát hoặc chườm lạnh, bạn nên vệ sinh hậu môn với nước sạch để giảm nguy cơ viêm nhiễm. Bên cạnh đó, có thể thêm ít muối biển vào nước ngâm để tăng tác dụng sát trùng.
2. Sử dụng gel nha đam giảm sưng đau do trĩ
Ngoài ra, bạn cũng có thể giảm sưng đau búi trĩ bằng cách tận dụng gel nha đam. Nha đam là thảo dược tự nhiên chứa nhiều nước, khoáng chất và các hợp chất thực vật.
Các thành phần trong thảo dược này có tác dụng phục hồi da, giảm sưng nóng, dưỡng ẩm và cải thiện cơn đau nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Gọt vỏ nha đam và lấy phần gel trong suốt để riêng
- Vệ sinh hậu môn và lau khô với khăn sạch
- Thoa gel nha đam lên và đợi khô hoàn toàn trước khi mặc quần
- Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày hoặc áp dụng trước và sau khi đại tiện để giảm đau rát, khó chịu
3. Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Hơn 80% trường hợp bệnh nhân mắc bệnh trĩ đều bắt nguồn từ thói quen ăn uống không khoa học. Thường xuyên uống rượu bia, ít bổ sung chất xơ, ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh,… có thể khiến phân khô cứng và tạo áp lực lên tĩnh mạch hậu môn.
Chính vì vậy trong thời gian điều trị, bạn nên thay đổi chế độ dinh dưỡng nhằm làm giảm áp lực lên tĩnh mạch trực tràng – hậu môn, cải thiện tình trạng khó khăn khi đại tiện hoặc đi tiêu ra máu.
Người bị bệnh trĩ nên bổ sung các loại thực phẩm như:
- Rau xanh và trái cây: Chất xơ trong nhóm thực phẩm này có tác dụng làm mềm phân và giảm áp lực khi đại tiện. Bên cạnh đó, vitamin, axit amin, khoáng chất và các thành phần dinh dưỡng trong rau xanh và trái cây còn giúp điều hòa nhu động ruột và cân bằng hệ vi sinh ở ruột kết.
- Sữa chua: Sữa chua là loại thực phẩm lành mạnh và đem lại nhiều công dụng đối với hệ tiêu hóa. Sữa chua có thể cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột, ổn định hoạt động tiêu hóa và giảm nguy cơ táo bón.
- Nước: Người bị bệnh trĩ nên bổ sung đủ 2 lít nước/ ngày nhằm duy trì một lượng chất lỏng nhất định trong ruột kết và giảm tình trạng táo bón. Bên cạnh đó, uống nhiều nước còn giúp làm giảm áp lực khi đại tiện và ngăn ngừa tình trạng khô, nứt hậu môn.
- Các loại gia vị lành mạnh: Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung một số loại gia vị có tác dụng tăng độ bền thành mạch, giảm viêm và sưng búi trĩ như nghệ, thìa là, đinh hương,…
Bên cạnh đó, bệnh nhân mắc bệnh trĩ nên hạn chế các loại thực phẩm và thức uống sau:
- Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ và gia vị
- Thực phẩm đóng gói, thức ăn nhanh
- Rượu bia, cà phê, trà đặc và đồ uống chứa cồn
Các loại thực phẩm và đồ uống này thường gây chướng bụng, đầy hơi và tăng nguy cơ táo bón.
4. Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng rau diếp cá
Rau diếp cá (ngư tinh thảo) là loại rau gia vị quen thuộc với người Việt. Theo y học cổ truyền, thảo dược này có vị chua, tính mát, tác dụng giải độc, tiêu sưng và thanh nhiệt.
Bên cạnh đó, nghiên cứu khoa học cũng đã tìm thấy hoạt chất decanoyl acetaldehyde trong dược liệu này có khả năng ức chế vi khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng búi trĩ.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 1 nắm lá diếp cá và để ráo nước
- Cho 1 ít muối vào và giã nát rồi đắp trực tiếp lên hậu môn
- Có thể dùng khăn bọc lại và giữ nguyên trong lúc ngủ
- Rửa lại vào sáng hôm sau để dược liệu thẩm thấu vào tĩnh mạch hậu môn
Ngoài ra, bạn nên bổ sung rau diếp cá vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày để hỗ trợ làm tăng độ bền của mao mạch, giảm sưng, cải thiện táo bón và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Hoặc có thể tham khảo thêm một số cách dùng rau diếp cá chữa bệnh trĩ.
5. Thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học
Ngoài chế độ dinh dưỡng, bệnh trĩ còn chịu tác động của chế độ sinh hoạt. Vì vậy để bệnh có tiến triển tốt, bạn nên xây dựng các thói quen khoa học như:
- Cần đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu và tuyệt đối không nhịn đi vệ sinh. Vì thói quen này làm tăng nguy cơ bị táo bón và gây áp lực lên búi trĩ.
- Nên tập thói quen đi đại tiện vào một thời điểm cụ thể trong ngày nhằm điều hòa nhu động ruột và đảm bảo chức năng tiêu hóa.
- Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 giờ/ ngày, tránh căng thẳng và lo âu quá mức.
- Tránh mang vác nặng hoặc ngồi quá nhiều.
- Với những người bị thừa cân béo phì, nên kiểm soát cân nặng nhằm làm giảm áp lực lên tĩnh mạch trực tràng và hậu môn.
- Tránh hút thuốc lá vì nicotin trong khói thuốc có thể khiến mạch máu hư hại và có nguy cơ phình giãn nghiêm trọng hơn.
- Nên mặc quần và quần lót có chất liệu mềm và thấm hút để tránh ma sát lên búi trĩ, đồng thời giúp vùng hậu môn thông thoáng và giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
6. Dùng dầu dừa chữa bệnh trĩ tại nhà
Với những trường hợp hậu môn khô, đau rát và ngứa rát, bạn có thể sử dụng dầu dừa để cải thiện. Với hàm lượng axit béo và các khoáng chất dồi dào, dầu dừa có tác dụng dưỡng ẩm, ngăn ngừa nứt nẻ và giảm ngứa rát nhanh chóng.
Bên cạnh đó các hợp chất thực vật trong dầu dừa còn có khả năng chống oxy hóa, tiêu trừ các gốc tự do và chống viêm nhẹ.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch hậu môn và dùng khăn lau khô
- Sử dụng 1 ít dầu dừa thoa lên búi trĩ và đợi khô hoàn toàn
- Có thể áp dụng mẹo chữa này trước khi đi đại tiện để giảm tình trạng đau rát và chảy máu
7. Ngâm rửa với lá trầu không
Lá trầu không có đặc tính sát trùng, cầm máu, tiêu viêm nên có thể sử dụng cho bệnh nhân bị trĩ mức độ nhẹ. Thường xuyên ngâm rửa với lá trầu không giúp giảm ngứa hậu môn, cải thiện tình trạng viêm và ngăn ngừa viêm nhiễm.
Bên cạnh đó, mẹo chữa này còn giúp làm mềm niêm mạc và giãn nở không gian của trực tràng. Từ đó giúp phân dễ dàng đào thải ra ngoài mà không gây đau rát hay chảy máu.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không tươi và rửa sạch
- Vò xát lá trầu không rồi đun sôi với 3 lít nước
- Sau khi sôi khoảng 5 phút, đổ nước ra thay cho nguội bớt
- Dùng ngâm rửa hậu môn trước khi đại tiện khoảng 20 phút
Xem thêm: Tôi muốn làm đại lý bán sỉ cho Công ty thì làm thế nào?