Rất nhiều người lựa chọn phương pháp chữa viêm đại tràng bằng Tây y. Nhưng điều trị viêm đại tràng bằng Tây y có hiệu quả không? Cần lưu ý những gì khi thực hiện phương pháp điều trị này?
Bệnh viêm đại tràng là gì?
Viêm đại tràng là một bệnh lý viêm ruột gây viêm và lở loét kéo dài ở đường tiêu hóa. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến lớp lót trong cùng của đại tràng (ruột già) và trực tràng. Các triệu chứng thường phát triển từ từ theo thời gian thay vì bộc phát đột ngột.
Viêm đại tràng có thể gây suy nhược cơ thể và đôi khi có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa đến tính mạng. Các biện pháp điều trị có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng, giảm đau và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Thông thường bệnh viêm đại tràng được phân loại theo vị trí viêm. Các loại phổ biến thường bao gồm:
- Viêm trực tràng: Đây là tình trạng viêm ở khu vực gần trực tràng (hậu môn) và dẫn đến chảy máu trực tràng. Tình trạng này là dạng viêm nhẹ nhất.
- Viêm đại tràng Sigma: Đây là tình trạng viêm trực tràng và đại tràng Sigma (phần bên dưới của đại tràng).
- Viêm đại tràng co thắt: Là tình trạng rối loạn chức năng đại tràng. Bệnh nhân thường xuất hiện những cơn đau bụng dữ dội và khi sở có thể nhận thấy các khối u nổi dọc ở thành đại tràng.
- Viêm loét đại tràng: Đây là tình trạng viêm loét gây ảnh hưởng đến toàn bộ đại tràng và gây ra những cơn tiêu chảy ra máu nghiêm trọng.
- Viêm loét đại tràng cấp tính nghiêm trọng: Đây là tình trạng hiếm gặp có thể gây đau bụng nghiêm trọng, tiêu chảy nặng, chảy máu và sốt.
Nguyên nhân gây viêm đại tràng
- Do nhiễm trùng
Vi khuẩn tấn công làm ruột kết bị nhiễm trùng, gây tiêu chảy và mất nước nghiêm trọng. Việc người bệnh viêm đại tràng sử dụng kháng sinh để tiêu diệt loại vi khuẩn này còn vô tình gây ra tình trạng loạn khuẩn ruột và dần hình thành vết loét ở đại tràng.
- Thiếu máu cục bộ: Khi động mạch cung cấp máu cho đại tràng bị hẹp xoắn ruột, xơ vữa động mạch, thoát vị… sẽ khiến một phần đại tràng bị kẹt bên trong “điểm yếu” của thành bụng, gây thiếu máu và tạo ổ viêm.
- Nguyên nhân do bệnh lý: Chứng viêm đại tràng có thể do viêm đại tràng vi thể và viêm ruột gây ra.
- Thực phẩm: Cơ thể khi tiêu thụ thực phẩm chứa các chất bảo vệ thực vật, chất bảo quản, đồ ăn tanh, sống, hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia… là nguyên nhân khiến lớp niêm mạc đại tràng bị phá hủy trầm trọng.
Tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh: Việc lạm dụng kháng sinh có thể tiêu diệt hết lợi khuẩn, làm suy giảm hệ miễn dịch và gây ra viêm.
Các biểu hiện, triệu chứng bệnh viêm đại tràng
Dấu hiệu viêm đại tràng cơ bản nhất là tình trạng đau bụng, đi ngoài bất thường. Tuy nhiên ở những người bệnh khác nhau, các triệu chứng viêm đại tràng có sự khác nhau:
Triệu chứng viêm đại tràng cấp tính
Viêm đại tràng cấp tính thường xuất hiện đột ngột, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy từng nguyên nhân gây bệnh mà biểu hiện ra bên ngoài bằng những triệu chứng khác nhau. Một số nguyên nhân điển hình có thể kể tới như:
- Đau bụng đột ngột
Đau bụng xuất hiện ở bất cứ vùng nào dọc theo khung đại tràng, đôi khi người bệnh cảm thấy đau quặn như bị chuột rút ở bụng. Mức độ đau có thể âm ỉ hoặc quặn thắt dữ đội tùy mức độ và vị trí ổ viêm.
- Tiêu chảy
Tiêu chảy đột ngột, trong phân có thể kèm theo máu. Thường người bệnh tiêu chảy ra nhiều nước nên cần cảnh giác với hiện tượng mất nước nặng. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể sử dụng dung dịch Oresol khi có dấu hiệu mất nước.
- Sốt cao
Bệnh nhân có thể sốt cao hơn 38,5 độ C. Đôi khi sốt cao có kèm theo buồn nôn và nôn mửa.
- Mệt mỏi, sút cân
Ngoài ra, bạn có thể gặp phải một số dấu hiệu không điển hình khác như trong trường hợp: Viêm đại tràng cấp do lỵ trực khuẩn có biểu hiện mót rặn, các triệu chứng ngoài đường tiêu hoá như viêm kết mạc, viêm màng não, nhiễm trùng huyết… Viêm đại tràng do lỵ amip có biểu hiện mót rặn, đi lỏng với số lượng phân không nhiều nhưng đi nhiều lần,…
Viêm đại tràng cấp tính có thể đến và đi nhanh chóng, thường diễn ra trong khoảng vài ngày đến một tuần. Trong nhiều trường hợp, bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị gì. Tuy nhiên, trong trường hợp Viêm loét nặng, các triệu chứng rầm rộ kéo dài trên 3 tuần, rối loạn nước-điện giải nặng thì bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được can thiệp, điều trị kịp thời.
Triệu chứng viêm đại tràng mạn tính
Viêm đại tràng cấp tính nếu được trị đúng cách và kịp thời, các vết viêm lanh hoàn toàn thì sẽ khỏi bệnh. Tuy nhiên, nếu không có phương pháp điều trị bệnh hợp lý thì bệnh có thể tiến triển thành mạn tính với các biểu hiện:
- Đau bụng
Bệnh nhân gặp các cơn đau âm ỉ hoặc quặn thắt từng cơn dọc khung đại tràng. Mức độ và vị trí đau cũng phụ thuộc vào vị trí ổ viêm trên niêm mạc đại tràng. Ví dụ, ổ viêm nằm ở đại tràng lên thì sẽ đau bụng phía bên phải, viêm ở đại tràng xuống thì sẽ đau bụng phía bên trái. Trong trường hợp viêm lan tỏa thì có thể đau bụng lan tỏa cả vùng khung đại tràng.
- Rối loạn đại tiện
Bệnh nhân thường có biểu hiện đi ngoài nhiều lần, nhất là vào buổi sáng. Thường bệnh nhân đi ngoài 2 lần một buổi sáng, sáng dậy đi ngoài, ăn sáng xong lại đi ngoài thêm một lần nữa. Đặc biệt khi ăn uống có tính kích thích ổ viêm trên niêm mạc đại tràng như đồ ăn cay nóng, rượu bia, rau sống, nem chua,…thì tình trạng đi ngoài có thể tăng lên 3-4 lần trong một buổi gây nhiều bất tiện trong đời sống người bệnh.
Tuy nhiên, một số ít người bệnh bị viêm đại tràng thể táo bón với biểu hiện đi ngoài 1-2 lần trong một tuần. Phân khô cứng như phân dê, gây cảm giác khó khăn khi đi đại tiện.
- Rối loạn tính chất phân
Phân thường lỏng nát, không vào khuôn, lẫn nhầy. Phân lẫn máu trong trường hợp người bệnh có viêm xuất huyết.
- Một số triệu chứng khác: chướng bụng, đầy hơi, mệt mỏi, ăn uống kém, gầy sút cân,…
Viêm đại tràng mạn tính nếu được phát hiện sớm và có phương pháp chữa trị hợp lý hoàn toàn có thể khỏi bệnh. Tuy nhiên, nếu để tình trạng viêm loét lâu dần sẽ rất khó để trị triệt để bởi ổ viêm loét không thể tự làm lành được.
Các cách điều trị viêm đại tràng hiện nay
Điều trị viêm đại tràng bằng Tây Y
Sử dụng thuốc: Hiện nay, Tây Y chưa có loại thuốc đặc trị bệnh. Các thuốc hiện dùng chỉ nhằm mục đích hỗ trợ làm thuyên giảm triệu chứng, duy trì giai đoạn lui bệnh và giảm tối đa các tác dụng phụ do thuốc gây ra. Các loai thuốc thường được sử dụng là :
- Thuốc chống viêm: Sulfasalazine , Mesalamine, balsalazide và olsalazine. Thuốc có tác dụng chống viêm tại chỗ đường tiêu hóa. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ, bao gồm buồn nôn, nôn, ợ nóng, tiêu chảy và đau đầu.
- Thuốc kháng sinh, kháng nấm, chống ký sinh trùng: sử dụng khi nguyên nhân gây viêm đại tràng là vi khuẩn, ký sinh trùng, lao… Những người có viêm loét đại tràng sốt có thể sẽ được cho thuốc kháng sinh để giúp ngăn ngừa hoặc kiểm soát lây nhiễm. Thuốc thường dung khi có viêm đại tràng do lỵ là Metronidazol.
- Thuốc giảm đau, chống co thắt đại tràng: Phloroglucinol, Trimebutin, Mebeverin,… Các thuốc này ngoài tác dụng chống co thắt, hướng cơ làm giảm đau còn có tác dụng với các triệu chứng khác như: giảm đầy bụng khó tiêu, rối loạn vận động của đại tràng
- Thuốc cầm tiêu chảy: Actapulgite, loperamid, Smecta,…
- Thuốc chống táo bón: Folax, Sorbitol, Microlax, …
- Thuốc trị chướng hơi, đầy bụng: Than hoạt, Carbophos, Debridat, Duspatalin, Sorbitol.
Điều trị viêm đại tràng bằng tây y. Do bệnh nhân thường gặp phải rất nhiều triệu chứng,nên việc phải kết hợp sử dụng nhiều thuốc khiến bệnh nhân gặp phải tác dụng phụ của thuốc là điều không thể tránh khỏi. Đồng thời, thuốc Tây y không trị dứt điểm được tình trạng viêm, viêm cứ tái phát mỗi khi sức đề kháng đại tràng bị suy giảm.
Phẫu thuật
Đối với trường hợp Viêm loét nặng, nhiễm trùng nghiêm trọng hay khi bệnh nhân không đáp ứng được với điều trị nội khoa, bác sỹ có thể đưa ra đề nghị phẫu thuật. Khi lựa chọn phương pháp phẫu thuật, sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố như sức khỏe của bệnh nhân, sự tiến triển, vị trí ổ viêm. Đây là giải pháp giúp người bệnh nhanh chóng loại bỏ phần đại tràng bị viêm loét nặng hoặc đôi khi phải cắt bỏ cả đại tràng. Đây là một cuộc phẫu thuật lớn, nên trước khi tiến, người bệnh sẽ được gây mê và rơi vào giấc ngủ sâu, hạn chế sự đau đớn.
Điều trị viêm đại tràng theo Đông y
Tùy thuộc thể bệnh, bệnh nhân lựa chọn bài thuốc Đông y chữa viêm đại tràng phù hợp. Hãy căn cứ các triệu chứng lâm sàng và xác định căn nguyên gây bệnh. Chữa viêm đại tràng bằng Đông y có độ an toàn tương đối cao và phù hợp với người cao tuổi, người chức năng gan thận suy yếu hoặc người có bệnh lý nền. Thực tế, bài thuốc Đông y chỉ đem lại hiệu quả đối với viêm đại tràng có mức độ nhẹ đến trung bình. Đối với các trường hợp nặng, nên sử dụng thuốc Tây kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ.
Điều trị bệnh viêm đại tràng bằng các bài thuốc dân gian
Các bài thuốc dân gian thường được thực hiện đơn giản và lại ít tốn kém chi phí, nhưng nhờ vào các hoạt chất có sẵn lại có thể giúp các triệu chứng của bệnh dần được cải thiện. Các bài thuốc có thể tham khảo như: Chữa viêm đại tràng bằng nghệ; chữa viêm đại tràng bằng nha đam, chữa viêm đại tràng bằng vừng đen và mật ong.
Viên đại tràng ColMin – Giải pháp an toàn đến từ Ấn Độ
Khắc phục được hầu hết những nhược điểm của các phương pháp cải thiện viêm đại tràng truyền thống, sản phẩm Viên đại tràng ColMin chính là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay dành cho người bệnh. Viên đại tràng ColMin là giải pháp với nguồn gốc các thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên được bào chế bằng công nghệ hiện đại tiên tiến.
Về mặt thành phần, Viên đại tràng ColMin được bào chế từ cao định chuẩn của 3 loại thảo dược quý là: Nhũ hương, Xuyên tâm liên và Nghệ vàng trên dây truyền hiện đại đạt chuẩn GMP và được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận về ATTP đảm bảo chất lượng, an toàn và không gây tác dụng phụ.
Viên đại tràng ColMin là sản phẩm đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam bào chế, nghiên cứu thành công, đưa thành phần cao Nhũ hương.
Theo các kết quả nghiên cứu khoa học:
- Nhũ hương, Xuyên tâm liên: Hỗ trợ kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết loét, hỗ trợ điều trị hiệu quả cho các bệnh lý viêm mãn tính, rất tốt cho người viêm đại tràng, đại tràng co thắt.
- Nghệ vàng: có chứa Curcumin giúp làm lành vết viêm loét, cho niêm mạc đường tiêu hóa khỏe mạnh.
Vậy điều trị viêm đại tràng bằng tây y có hiệu quả không?
Điều trị viêm đại tràng bằng tây y có hiệu quả không? Cùng đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này ở phần sau.
Thuốc Tây y từ xưa đến này vẫn luôn là phương pháp điều trị được sử rộng rãi và phổ biến trong điều trị các bệnh lý nói chung, viêm đại tràng cũng vậy. Sử dụng thuốc tân dược sẽ giúp chúng ta nhanh chóng thoát khỏi những triệu chứng khó chịu như: đau bụng liên tục, rối loạn tiêu hóa, rối loạn đại tiện đi ngoài phân lỏng, phân sống…
Mỗi loại thuốc tây y sẽ giúp làm giảm một triệu chứng riêng biệt: thuốc giảm đau dùng khi bị đau bụng nhiều, thuốc chống viêm để giảm viêm nhiễn tại niêm mạc, thuốc cầm tiêu chảy cho trường hợp tiêu chảy kéo dài, đi ngoài ra nước, thuốc chống co thắt khi có chuột rút ở bụng, thuốc kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa… Chính vì vậy người bệnh không được tự ý dùng thuốc mà phải được khám và kê đơn từ bác sỹ. Nếu không có các triệu chứng khó chịu thì không nên dùng.
Dùng thuốc tây y bừa bãi không những không giúp điều trị bệnh mà còn gây ra nhiều tác hại cho chúng ta. Điều trị viêm đại tràng bằng tây y mà không đủ liều thì sẽ không thể phát huy hiệu quả được. Ngược lại nếu dùng thuốc quá liều sẽ nguy hiểm với các phản ứng phụ. Hầu như tất cả các loại thuốc tân dược đều có các tác dụng phụ có hại cho sức khỏe, phổ biến nhất là dị ứng, độc cho gan thận, đau đầu, chóng mặt,…
Điều trị viêm đại tràng bằng tây y trong thời gian dài sẽ đều gặp phải các tác dụng phụ. Do đó người bệnh viêm đại tràng không nên lạm dụng việc dùng các loại thuốc này để điều trị.
Đồng thời với đặc thù của bệnh viêm đại tràng bạn cần phải chú ý đến chế độ ăn uống thì mới có thể điều trị hiệu quả được. Trong ăn uống thì người bệnh viêm đại tràng cần phải kiêng khem và hạn chế các loại thực phẩm, đồ ăn thức uống không tốt cho hệ tiêu hóa như: bia rượu, nước ngọt, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng…
Với những thông tin trong bài viết cũng cấp hy vọng bạn đọc đã có câu trả lời cho câu hỏi điều trị viêm đại tràng bằng tây y Như thế nào tốt nhất và có sự lựa chọn hợp lý để kiểm soát bệnh như thế nào cho hiệu quả. Chúc bạn mau bình phục và luôn khỏe mạnh!
>>> Xem thêm: Vì sao viêm đại tràng tái đi tái lại? Cùng nghe ý kiến chuyên gia