Bà bầu bị ruột kích thích phải làm sao? Những điều cần biết

Bị hội chứng ruột của kích thích khi mang thai phải làm thế nào? Điều này có gây nguy hiểm gì cho sức khỏe của mẹ và bé không?  Đây là lo lắng của khá nhiều thai phụ khi đang mang bầu mà không may mắc chứng bệnh này. Tuy nhiên, nếu hiểu đúng về bệnh và thực hiện điều trị đúng cách thì thai phụ có thể kiểm soát được chứng bệnh này và giữ cho thai nhi khỏe mạnh.

Hội chứng ruột kích thích khi mang thai là gì?

Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là đại tràng co thắt hay IBS. Đây là tình trạng rối loạn chức năng ruột. Các triệu chứng phổ biến thường bao gồm: Đau bụng, đầy hơi, táo bón và tiêu chảy…

Hội chứng ruột kích thích khi mang thai là tình trạng thường gặp đặc biệt là ở tam cá nguyệt thứ nhất.

Khi phụ nữ khi mang thai, cơ thể có rất nhiều thay đổi để thích ứng với các giai đoạn của thai nhi. Do đó có những thay đổi trong cơ thể người mẹ đột ngột chưa thích ứng kịp thời, biểu hiện mà người mẹ dễ gặp nhất đó là hội chứng ruột kích thích.

Thông thường, phụ nữ có nguy cơ mắc viêm đại tràng co thắt cao gắp 2 lần nam giới. Ở phụ nữ mang thai thì nguy cơ mắc bệnh còn cao hơn nữa. Điều này được giải thích là do sự thay đổi hormone trong thời kỳ mang thai gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống tiêu hóa. Mặt khác, phụ nữ khi mang thai thường có tâm lý thay đổi, dễ stress, lo lắng. Những cảm xúc tiêu cực này đều có thể tác động trực tiếp lên đường ruột làm cho hoạt động co bóp ở đại tràng bị rối loạn. Ngoài ra, chế độ ăn uống và việc bổ sung quá nhiều chất trong thai thời kỳ này cũng được cho là có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh.

hội chứng ruột kích thích khi mang thai

Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích ở bà bầu

Vẫn là những triệu chứng chung của hội chứng ruột kích thích nhưng hội chứng ruột kích thích khi mang thai thường gây nhiều phiền phức, sự mệt mỏi và lo lắng nhiều hơn bởi mang thai là khoảng thời gian nhạy cảm, bất bất cứ bệnh lý hoặc sự tác động nào đến cơ thể người mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé.

Dưới đây là những triệu chứng của hội chứng ruột kích thích khi mang thai:

  • Đau bụng: Những phụ nữ bị mắc hội chứng ruột kích thích khi mang thai thường có cảm giác đau bụng âm ỉ ở bụng. Cơn đau lâm râm hoặc nhiều khi cảm giác đau quặn thành từng cơn dọc theo khung đại tràng. Do vị trí đại tràng lại nằm gần tử cung nên rất hay bị nhầm lẫn với các cơn đau của thai như động thai, sẩy thai,…điều này khiến các bà mẹ rất lo lắng.
  • Rối loạn tiêu hóa: Hội chứng ruột kích thích khi mang thai thường gây tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài hoặc lỏng và táo xen kẽ.
  • Đại tiện bất thường: Phân không thành khuôn, phân có chất nhầy hoặc máu khiến cơ thể người mẹ suy nhược và ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Ngoài ra, các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích có thể thay đổi theo từng giai đoạn:

  • Tam cá nguyệt thứ nhất: Hội chứng ruột kích thích khi mang thai thường có triệu chứng: ợ nóng, trào ngược dạ dày và có thể bị tiêu chảy nhẹ.
  • Tam cá nguyệt thứ hai và ba: Hội chứng ruột kích thích khi mang thai có xu hướng bị táo bón, đau bụng, phân có chất nhầy.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, Hội chứng ruột kích thích khi mang thai có thể không có bất cứ triệu chứng nhận biết đặc hiệu nào ngoài hiện tượng đi ngoài có chất nhầy trong phân.

Phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích khi mang thai

Việc điều trị hội chứng ruột kích thích cần rất sự kiên trì và bền bỉ của người bệnh. Đặc biệt, trong giai đoạn mang thai thì mẹ bầu cần rất thận trọng với việc dùng thuốc để tránh ảnh hưởng đến bé. Vì vậy, tốt nhất trong giai đoạn này, nếu có thể mẹ nên hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc. Nếu trong trường hợp cần thiết thì phải có sự tư vấn của bác sĩ.

Với hội chứng ruột kích thích khi mang thai tốt nhất mẹ có thể tham khảo những bài thuốc dân gian sau.

Nghệ và mật ong: Bài thuốc dân gian trị hội chứng ruột kích thích khi mang thai

Mật ong và nghệ rất tốt cho sức khỏegiúp kích thích tiêu hóa, kháng khuẩn, làm lành vết loét ở lớp niêm mạc hoàn toàn. Nghệ có công dụng nhuận tràng, giảm đau, kháng khuẩn, làm lành các vết loét, nâng cao hệ miễn dịch và có lợi cho quá trình chuyển hoá đường. Do đó, nghệ và mật ong là bài thuốc đơn giản mẹ bầu có thể áp dụng để giảm bớt các triệu chứng khó chịu của bệnh.

Chuẩn bị:

  • 2 thìa cà phê bột nghệ hòa
  • 1 thìa cà phê mật ong

Thực hiện

  • Trộn nghệ và mật ong, viên thành viên vừa uống
  • Mỗi lần dùng khoàng 5 viên nhỏ. Dùng liên tục 1 tháng để cho kết quả tốt nhất

Mè đen và mật ong giúp giảm triệu chứng HCRKT

Chuẩn bị: 

  • 100g mè đen
  • 100ml Mật ong nguyên chất

Thực hiện:

  • Mè đen rang chín, giã mịn cho vào hũ thủy tinh đỡ mất mùi.
  • Mỗi lần dùng: lấy 1 thìa mè đen trộn với 1/2 thìa mật ong ăn trực tiếp.

Ngoài việc thực hiện các bài thuốc trên, để giảm triệu chứng của bệnh thì mẹ bầu cần thực hiện đồng các biện pháp sau để có thể cải thiện bệnh mà vẫn an toàn cho cả mẹ và bé.

Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý 

Đây là phương pháp hiệu quả và an toàn nhất để kiểm soát tình trạng hội chứng ruột kích thích khi mang thai. Một chế độ ăn uống hợp lý cần đảm bảo dinh dưỡng tối ưu cho sự phát triển của bé và không gây kích ứng hệ thống tiêu hóa của người mẹ. Cụ thể mẹ cần lưu ý:

  • Không nên ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ :  mẹ bầu nên tránh xa các thực phẩm chiên, thức ăn nhiều dầu mỡ và thức ăn nhanh. Những thực phẩm này có thể làm tăng cường độ các cơn co thắt ruột gây đau bụng và tiêu chảy. Tuy nhiên, các chất cần thiết cho sự phát triển của bé thì mẹ bầu có thể bổ sung thêm các loại chất béo lành mạnh từ quả bơ, dầu dừa, các loại hạt…
  • Bổ sung chất xơ: Bao gồm các loại thực phẩm như trái cây, rau và ngũ cốc nguyên chất có thể tăng cường chất dinh dưỡng và làm giảm táo bón. Chất xơ hỗ trợ tăng cường lượng nước ở đường ruột, làm mềm phân và giúp phân đi ra hậu môn dễ dàng. Tuy nhiên, người bệnh cần tránh các loại chất xơ có thể gây đầy bụng như đậu, bông cải xanh, súp lơ và các loại mầm.
  • Bổ sung đạm: Đạm có từ các loại thức ăn dễ tiêu hóa như đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành rất tốt cho đường ruột. Các loại thịt nạc, cá nạc. Cần lưu ý chế biến kỹ, băm nhỏ để dễ tiêu hóa hơn.
  • Tránh các loại thực phẩm nhiều đường, gia vị cay nóng và đồ uống có ga, cồn: Chẳng hạn như đường sữa, Fructose và Sorbitol, hay đồ uống có cồn, ga và chất kịch thích như rượu, bia, nước ngọt…những loại thực phẩm này không những sẽ tạo áp lực nên cơ thể, đồng thời còn gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
  • Uống đủ nước mỗi ngày: Các chuyên gia y tế khuyên mẹ bầu nên uống 8 – 10 ly nước mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe. Tránh tình trạng mất nước và hạn chế táo bón.

Giảm căng thẳng, Stress

Căng thẳng có thể tăng nguy cơ hoặc làm các triệu chứng hội chứng ruột kích thích khi mang thai. Do đó, mẹ bầu cần thường xuyên thư giãn, hạn chế tình trạng căng thẳng, lo lắng, loại bỏ những cảm xúc tiêu cực trong thai kỳ.

Vận động nhẹ nhàng

Vận động cơ thể nhẹ nhàng có thể hỗ trợ hệ thống tiêu hóa, tăng cường nhu động ruột và cải thiện các triệu chứng hội chứng ruột kích thích ở thai kỳ.

Bên cạnh đó, thường xuyên vận động cũng làm tăng sức khỏe tinh thần, giúp bà bầu có tâm lý thoải mái, vui vẻ hơn. Do đó mẹ bầu có thể lựa chọn các môn thể dục nhẹ nhành như đi bộ, yoga hay luyện tập thiền định. Sự vận động này có thể ngăn ngừa các triệu chứng hội chứng ruột kích thích khi mang thai mà còn có thể giúp giảm bớt sự khó chịu trong quá trình chuyển dạ và sinh nở.

Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp các mẹ bầu gặp hội chứng ruột kích thích khi mang thai có thể cải thiện tình trạng bệnh, đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ


Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x