Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý rất phổ biến ở độ tuổi từ 22 – 55. Nó gây ra không ít những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Do đó, cần sớm phát hiện để có phương pháp điều trị kịp thời.
Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?
Đĩa đệm cột sống là những tấm đệm nằm giữa các đốt sống có nhân nhầy nằm ở giữa và được bao bọc bởi vòng sơ bên ngoài, có chức năng giảm áp lực lên cột sống khi chúng ta hoạt động.
Khi đĩa đệm bị tổn thương hoặc trở nên suy yếu, bao xơ bên ngoài có thể bị mòn, khô gãy, rách… khiến nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài, gây chèn ép vào các rễ thần kinh qua các lỗ liên hợp trên đốt sống làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cơ thể – được gọi là thoát vị đĩa đệm với các mức độ biểu hiện khác nhau ở từng giai đoạn:
Giai đoạn 1: Phình/ lồi đĩa đệm
Bao xơ vẫn bình thường, tuy nhiên nhân nhầy đã có xu hướng biến dạng. Giai đoạn này thường khó phát hiện do những cơn đau không rõ ràng nên rất dễ nhầm lẫn với đau lưng thông thường.
Giai đoạn 2: Sa đĩa đệm
Bao xơ bị suy yếu, nhân nhầy vẫn nằm trong bao xơ. Tuy nhiên, giai đoạn này bắt đầu gây ra sự chèn ép lên dây thần kinh nên bệnh nhân có thể gặp phải những cơn đau lưng dữ dội.
Giai đoạn 3: Thoát vị đĩa đệm thực thụ
Bao xơ đã bị rách, nhân nhầy thoát ra ngoài nhưng vẫn là một khối với nhau. Chúng chèn ép vào dây thần kinh gây đau lưng dữ dội, người mệt mỏi, rối loạn cảm giác, rối loạn dây thần kinh thực vật, vận động, đi lại khó khăn.
Giai đoạn 4: Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời
Khi khối thoát vị lớn, nhân nhầy có hiện tượng tách ra khỏi khối, dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng và nguy cơ liệt nửa người vĩnh viễn.
Nguyên nhân bệnh thoát vị đĩa đệm
Một số nguyên nhân thoát vị đĩa đệm chính mà một người có thể gặp phải như sau:
- Do làm việc, vận động, lao động quá sức hoặc sai tư thế, dẫn đến đĩa đệm và cột sống bị tổn thương
- Do tuổi tác: là nguyên nhân mà đa số các bệnh nhân gặp phải. Khi quá trình lão hóa diễn ra, đĩa đệm và cột sống bị mất nước, thoái hóa xơ cứng và rất dễ dàng bị tổn thương
- Do chấn thương ở vùng lưng
- Các bệnh lý bẩm sinh như hoặc mắc phải ở vùng cột sống như gù vẹo, thoái hóa cột sống…
- Yếu tố di truyền
Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ của bệnh thoát vị đĩa đệm như:
- Cân nặng của cơ thể: cân nặng của cơ thể càng lớn, gánh nặng cho những đĩa đệm cột sống càng cao, đặc biệt là ở khu vực thắt lưng
- Nghề nghiệp: các đối tượng lao động chân tay, mang vác nặng, sai tư thế đều có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm
Một số triệu chứng thoát vị đĩa đệm điển hình bao gồm:
- Đau nhức tay hoặc chân: Bệnh nhân có những cơn đau đột ngột ở vùng cổ, thắt lưng, vai gáy, cổ và chân tay khi mắc bệnh, sau đó lan ra vùng vai gáy, chân tay. Tính chất đau có thể âm ỉ vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng hoặc rất dữ dội, đau nặng hơn khi vận động, đi lại, giảm đi khi nghỉ một chỗ.
- Triệu chứng tê bì tay chân: nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài sẽ chèn ép rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì vùng thắt lưng, vùng cổ sau đó dần dần phát triển xuống mông, đùi, bẹn chân và gót chân. Lúc này người bệnh sẽ bị rối loạn cảm giác, luôn thấy mình như bị kiến bò trong người,…
- Yếu cơ, bại liệt: xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn nặng, thường sau một thời gian dài mới phát hiện được. Giai đoạn này người bệnh khó có thể đi lại vận động, dần dần dẫn tới teo hai chân, teo cơ, liệt các chi phải ngồi xe lăn
Cũng có những trường hợp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm tuy nhiên không có triệu chứng gì
Bệnh nhân cần tới bệnh viện và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay khi có những biểu hiện sau:
- Đau, tê bì, yếu cơ ngày càng nặng, ảnh hướng nhiều đến sinh hoạt thường nhật
- Tình trạng són tiểu hoặc bí tiểu
- Tình trạng mất cảm giác tại các vùng gọi là “yên ngựa” trên cơ thể như bắp đùi trong, phía sau chân, vùng quanh hậu môn
Thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị sớm sẽ để lại những biến chứng nặng nề:
-
Khi nhân nhầy chui vào trong ống sống, chèn ép rễ thần kinh, làm hẹp khoang sống sẽ khiến bệnh nhân có nguy cơ bị liệt nửa người hoặc bại liệt cả người.
- Hội chứng đuôi ngựa: rễ thần kinh vùng thắt lưng bị chèn ép, khiến việc đi đại tiện không kiểm soát.
-
Không vận động lâu ngày sẽ khiến cơ trở nên suy yếu, bị teo, các chi teo nhanh chóng, chân tay bé lại, khả năng đi lại, vận động giảm sút.
-
Rối loạn cơ vòng: Khi rễ thần kinh bị tổn thương có thể gây ảnh hưởng đến cơ vòng đường tiểu: bí tiểu, sau đó lại đái dầm dề, nước tiểu chảy rỉ ra một cách thụ động
Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị sớm tại các bệnh viện chuyên về Thoát vị đĩa đệm có thể ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh:
-
Rối loạn đại tiểu tiện: Thoát vị đĩa đệm tác dây thần kinh ở vùng thắt lưng dẫn đến hiện tượng rối loạn cơ tròn, dẫn đến chứng đại tiểu tiện không tự chủ.
-
Ảnh hưởng tới thần kinh: Điểm thoát vị đĩa đệm gây chèn ép và làm tổn thương dây thần kinh bị và gây đau nhức khó chịu… Nếu không được điều trị và chú ý tư thế, các cơn đau sẽ xuất hiện ngày càng thường xuyên, không chỉ gây đau ở vùng cổ hoặc thắt lưng mà còn lan xuống tay chân, đặc biệt là khi vận động hoặc làm việc nặng…
-
Bị teo cơ: Tổn thương sau khi bị chèn ép bởi bệnh thoát vi đĩa đệm sẽ làm giảm lưu thông máu đến các cơ, lâu dần sẽ khiến cơ mất dần chất dinh dưỡng, làm giảm sức mạnh cơ bắp, giảm khả năng vận động của người bệnh.
-
Rối loạn cảm giác: Thoát vị đĩa đệm làm tổn thương đến dây thần kinh, do đó những vùng da ở vị trí tương ứng với vùng rễ dây thần kinh thường có cảm giác nóng lạnh và mất đi cảm giác tê bì chân tay.
- Gây tê liệt, tàn phế: Thoát vị đĩa đệm nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm nhất chính là tàn phế (giới hạn chuyển động vĩnh viễn).
-
Hội chứng đau khập khễnh cách hồi: Là một dạng đau rễ thần kinh ngắt quãng, hội chứng này chỉ xuất hiện khi người bệnh đi được một đoạn đường thì không thể tiếp tục di chuyển, và buộc phải nghỉ ngơi một lúc thì mới có thể tiếp tục.
Xem thêm: Top 5 Khẩu Trang Chống Bụi Mịn Cho Người Lớn Và Trẻ Em