5 Cách Trị Dứt Điểm Đau Mỏi Vai Gáy Ngay Tại Nhà

Việc kiên trì áp dụng các cách chữa đau vai gáy tại nhà bằng mẹo đơn giản như xoa bóp bấm huyệt, chườm lạnh, dùng thuốc không kê đơn hoặc sử dụng một số loại thảo dược thiên nhiên sẽ giúp người bệnh kiểm soát cơn đau, tình trạng co cứng khớp và cải thiện khả năng vận động.

Phương pháp điều trị này thường cho đáp ứng tốt với những cơn đau ở mức độ từ nhẹ đến trung bình.

Đau mỏi vai gáy là gì?

Hội chứng đau mỏi vai gáy là một dạng rối loạn thần kinh cơ, xảy ra bởi sự co cứng cục bộ, đột ngột của các cơ hoặc tổn thương xương khớp, đốt sống cổ. Từ đó, gây đau mỏi, nhức nhối và tê bì khó chịu ở vùng cổ, vai gáy.
Thời điểm xuất hiện cơn đau thường là vào sáng sớm, khi người bệnh vừa ngủ dậy hoặc lúc khi làm việc, đặc biệt là các công việc văn phòng: đánh máy tính, cúi đọc văn bản, sử dụng thiết bị di động cầm tay… hay do lao động quá sức, làm việc sai tư thế… trong thời gian dài.
Bệnh đau mỏi vai gáy đang có xu hướng trẻ hóa

Nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy 

Đau mỏi vai gáy có thể xảy ra do nhiều yếu tố, trong đó nguyên nhân đau vai gáy phổ biến nhất là do các bệnh xương khớp vùng cổ, vai, gáy. Tuy nhiên, nhiều người cũng có thể bị đau vai gáy chỉ vì những nguyên nhân cơ học thông thường.

Một số bệnh lý có thể gây đau mỏi vai gáy bao gồm:

  • Bệnh lý cột sống cổ: thoát vị đĩa đệm cổ, thoái hóa cột sống cổ…
  • Bệnh lý dây thần kinh: rối loạn chức năng dây thần kinh hoặc các dây thần kinh bị kéo dãn quá mức gây ra đau.
  • Bệnh lý khớp vai: đau vai gáy có thể là dấu hiệu của các tổn thương khớp vai, trật khớp vai, thoái hóa khớp vai…
  • Bệnh loãng xương: loãng xương làm cho xương trở nên giòn yếu và gây nên các cơn đau vai gáy.
  • Bệnh túi mật: sỏi mật xuất hiện khi túi mật không thể hoạt động bình thường, dẫn tới các cơn đau sau gáy hoặc giữa bả vai.

Phương pháp làm dịu cơn đau vai gáy

1. Nghỉ ngơi để cơ cổ được thư giãn

  • Cơn đau ngày càng tăng nếu bạn tiếp tục duy trì tư thế không đúng hoặc di chuyển cổ sai cách. Vì vậy, bạn nên để cổ được nghỉ ngơi sau vài giờ làm việc, tránh các hoạt động nặng tác động đến cổ.
  • Bạn cũng nên thực hiện các chuyển động cổ nhẹ nhàng, tránh cố định cổ trong đai quấn vì sẽ khiến cơ cổ bị yếu và kém linh hoạt.

2. Dùng đá lạnh để làm dịu cơn đau

Sử dụng đá là phương pháp hiệu quả để làm dịu các cơn đau cơ xương khớp cấp tính. Bạn có thể sử dụng đá, túi gel lạnh đặt vào khu vực bị đau trong vòng 15 phút mỗi giờ, thực hiện từ 3 – 4 giờ đầu sau chấn thương và từ từ giảm dần tần suất.

Khi gặp lạnh, các mạch máu co lại, ngăn ngừa tình trạng sưng, đồng thời làm tê các sợi thần kinh nhỏ, giảm cơn đau rõ rệt.

Túi gel lạnh có thể làm dịu cơn đau nhanh chóng

Lưu ý quan trọng:

  • Nên đặt đá lạnh vào 1 khăn tắm mỏng để ngăn ngừa kích thích da và chứng bỏng lạnh.
  • Phương pháp này không thể áp dụng cho các cơn đau vai gáy mãn tính hoặc có sự xuất hiện dấu hiệu cứng cổ. Người bệnh nên đến khám bác sĩ nếu thấy cơn đau mỏi vai gáy kéo dài nhiều tuần không dứt.

3. Dùng túi chườm thảo dược

Bạn có thể đặt các túi chườm thảo dược (bao gồm các hương liệu như hoa oải hương, cây hương thảo) vào vùng cổ bị đau trong vòng 20 phút. Nhiệt nóng sẽ giúp các cơ cổ được thư giãn, giảm sự căng thẳng.

Ngoài ra, bạn có thể ngâm cổ và vai trong nước nóng có pha muối Epsom (1 loại muối vô cơ có chứa magie, lưu huỳnh và oxi). Dòng nước nóng có tác dụng cải thiện tuần hoàn, giảm triệu chứng đau và cứng cổ.

4.Thực hiện các động tác kéo giãn nhẹ

Khởi động: Cuộn vai và xoay đầu theo chuyển động tròn. Sau đó, tiếp tục thực hiện xoay cổ (từ trái sang phải và ngược lại), uốn cong và kéo giãn cổ (nhìn lên – xuống). Thực hiện vài phút cho mỗi động tác.

Khi cơ cổ đã nóng lên, bắt đầu thực hiện kéo giãn: nghiêng đầu và cổ về phía vai. Thực hiện cho cả 2 bên. Tiếp theo: gập cổ về phía trước (hướng cằm xuống ngực), xoay nhẹ về 1 bên. Thực hiện cho bên còn lại.

Thực hiện các động tác kéo giãn cơ cổ khoảng 30 giây cho mỗi bên, kết hợp thở sâu. Thực hiện 3 -5 lần mỗi ngày cho đến khi cơn đau thuyên giảm.

Trị dứt điểm đau mỏi vai gáy ngay tại nhà

1. Giảm viêm và kiểm soát tình trạng đau mỏi vai gáy bằng biện pháp chườm lạnh

Chườm lạnh là một biện pháp giảm đau nhức xương khớp được sử dụng phổ biến. Biện pháp này phù hợp với những bệnh nhân có cơn đau cấp tính và thường cho tác dụng tối ưu nếu bệnh nhân áp dụng ngay sau khi chấn thương (khoảng 3 – 4 giờ đầu tiên).

Nhiệt độ thấp từ biện pháp chườm lạnh có khả năng gây tê và đóng băng các mô bị tổn thương. Đồng thời giúp các mạch máu co lại và làm tê liệt các dây thần kinh. Từ đó giúp bệnh nhân bị đau vai gáy làm dịu nhanh cảm giác đau mỏi khó chịu và ức chế phản ứng sưng viêm.

Chuẩn bị:

  • Một túi vải
  • Một vài viên đá lạnh.

Cách thực hiện:

  • Cho lượng đá lạnh đã chuẩn bị vào túi vải
  • Chườm trực tiếp túi đá lạnh lên những khu vực đang bị sưng đau. Bắt đầu chườm túi đá lạnh từ gáy, sau đó kéo xuống cột sống cổ, cuối cùng mở rộng phạm vi và chườm trực tiếp vào hai bên vai
  • Người bệnh áp dụng biện pháp chườm lạnh từ 4 – 5 lần/ngày hoặc khi cơn đau xuất hiện, khoảng cách giữa các lần chườm lạnh từ 2 – 3 giờ đồng hồ, mỗi lần thực hiện 15 phút.

Lưu ý an toàn:

  • Người bệnh cần lưu ý không áp trực tiếp đá lạnh vào khu vực bị tổn thương. Bởi hoạt động này có thể khiến bạn bị bỏng lạnh.
  •  Người bệnh không nên áp dụng biện pháp chườm lạnh khi tình trạng đau mỏi vai gáy chuyển sang gia đoạn mãn tính hoặc cơn đau xuất hiện đồng thời với biểu hiện cứng cổ.
Giảm viêm và kiểm soát tình trạng đau mỏi vai gáy bằng biện pháp chườm lạnh

2. Cách xoa bóp bấm huyệt chữa đau vai gáy tại nhà

Để cải thiện tình trạng đau mỏi vai gáy tại nhà bằng liệu pháp xoa bóp bấm huyệt, người bệnh cần thực hiện các bước cơ bản sau:

  • Bước 1: Người bệnh ngồi trên ghế hoặc trên giường với tư thế thẳng lưng. Người trợ giúp thực hiện đứng phía sau lưng.
  • Bước 2: Thoa vào vùng vai gáy của người bệnh một ít dầu nóng hoặc dầu chàm trà. Sau đó dùng lòng bàn tay và các ngón tay xoa bóp vùng gáy cổ một cách nhẹ nhàng, di chuyển sang hai bên vai theo chuyển động vòng tròn. Thực hiện bước này trong 3 phút.
  • Bước 3: Sử dụng lực từ hai đầu ngón tay cái ấn xuống da dựa trên đường đi từ gáy sang hai bên vai.
  • Bước 4: Nắm chặt hai bàn tay lại, sử dụng lực từ các khớp ngón tay để ấn và day vào khu vực chứa ba huyệt. Đó là huyệt Kiên tỉnh, huyệt Phong trì và huyệt Đại chùy.
  • Bước 5: Sử dụng lực từ hai đầu ngón tay cái ấn và day lần lượt vào các huyệt gồm huyệt Phong trì, huyệt Phế du, huyệt Phong thủ và huyệt Đốc du. Ở mỗi huyệt cần day ấn khoảng 30 giây cho các huyệt nóng lên.
  • Bước 6: Sử dụng lực từ ngón cái kết hợp với các ngón tay còn lại để tác động và ôm lấy khối cơ ở hai bên vai và vùng cổ gáy, sau đó bóp vào và thả ra một cách nhịp nhàng.

Để nâng cao hiệu quả điều trị từ cách xoa bóp bấm huyệt chữa đau vai gáy tại nhà, người bệnh nên áp dụng ít nhất một lần mỗi ngày và nhờ sự giúp đỡ của những người có kinh nghiệm.

3. Cách kiểm soát tình trạng đau mỏi vai gáy bằng hạt gấc

Trong Y học cổ truyền, hạt gấc (mộc tất tử, mộc thiết) có tính ôn, vị đắng, hơi độc. Nhờ mang đặc tính có lợi, nguyên liệu thiên nhiên này có tác dụng chống ứ, giảm đau, tiêu thũng. Vì thế hạt gấc rất phù hợp với những người bị đau vai gáy, đau do chấn thương hoặc do các bệnh xương khớp.

Theo Y học hiện đại, phần nhân của hạt gấc chứa nhiều hoạt chất quan trọng mang tên xenlulo, lipit, invedaxa. Đây đều là những hoạt chất có khả năng xoa dịu cơn đau, cải thiện tình trạng viêm và sưng tấy.

Nguyên liệu:

  • Hạt gấc chín
  • Rượu trắng 40 độ.

Cách thực hiện:

  • Loại bỏ lớp màng đỏ bám dính bên ngoài hạt gấc, mang nguyên liệu phơi qua một nắng cho khô
  • Cho hạt gấc vào chảo và tiến hành rang thơm
  • Sau khi hạt gấc nguội thì cho vào cối và giã nát
  • Cho hạt gấc vào bình thủy tinh, đổ ngập rượu
  • Đậy kín bình rượu và tiến hành ngâm trong 1 tuần
  • Sử dụng bông y tế thấm một ít rượu thuốc và thoa lên vùng cổ vai gáy
  • Sử dụng lực từ bàn tay để xoa bóp, massage từ 3 – 5 phút để những dưỡng chất trong rượu thuốc có thể thấm sâu vào cơ thể và phát huy tác dụng chống viêm, kích thích quá trình lưu thông máu đến khu vực bị tổn thương và giảm đau
  • Thực hiện từ 2 – 3 lần/ngày hoặc xoa bóp với rượu hạt gấc mỗi khi cơn đau xuất hiện.

Lưu ý an toàn:

  • Trong hạt gấc chứa độc tố. Chính vì thế người bệnh chỉ nên sử dụng rượu hạt gấc để bôi ngoài da, tuyệt đối không dùng loại rượu này bằng đường uống vì có thể gây ngộ độc.
Cách kiểm soát tình trạng đau mỏi vai gáy bằng hạt gấc

4. Cách sử dụng lá ngải cứu cải thiện tình trạng co cứng và đau vai gáy

Trong Đông y, ngải cứu có vị hơi đắng, cay, mùi thơm nồng, chứa nhiều hoạt chất có khả năng kháng viêm và giảm đau tự nhiên. Ngoài ra loại thảo dược này còn có tác dụng hoạt huyết, cầm máu, làm ấm kinh.

Nhờ những tác dụng nêu trên, ngải cứu thường được sử dụng để điều trị đau mỏi vai gáy, rối loạn kinh nguyệt, vết thương chảy máu, ghẻ ngứa ngoài da.

Với tác dụng dược lý đa dạng, việc sử dụng ngải cứu có thể kích thích quá trình lưu thông máu ở khu vực cổ – vai gáy. Từ đó giúp người bệnh cải thiện tình trạng co cứng cơ đột ngột. Đồng thời làm giảm áp lực lên vùng đốt sống cổ.

Nguyên liệu:

  • Một bó lá ngải cứu tươi
  • 200 gram muối hột to.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch toàn bộ lượng ngải cứu đã chuẩn bị, để nguyên cho ráo nước hoàn toàn
  • Cho ngải cứu và muối vào chảo, thực hiện rang nóng
  • Cho tất cả nguyên liệu vào một túi vải và áp túi vải này lên vùng vai gáy
  • Sau khi thuốc nguội bớt, sao nóng lại và tiếp tục chườm
  • Thực hiện từ 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần chườm nóng lá ngải cứu chữa đau vai gáy từ 10 – 15 phút.

5. Cách điều trị đau vai gáy tại nhà bằng cây trinh nữ

Cây trinh nữ còn được gọi là cây xấu hổ. Loại thảo dược này mang tính hàn, vị hơi đắng có tác dụng tiêu thũng, an thần, giảm đau và kháng viêm.

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, các hoạt chất được tìm thấy trong cây trinh nữ có khả năng ức chế dây thần kinh. Từ đó ngăn cản quá trình dẫn truyền cảm giác khó chịu, đau nhức ở vùng vai gáy đến não bộ. Đồng thời giúp người bệnh giảm đau và đảm bảo chất lượng giấc ngủ.

Cách 1: Uống nước cây trinh nữ điều trị đau vai gáy

Nguyên liệu:

  • 30 gram rễ cây trinh nữ
  • Rượu trắng.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch rễ cây trinh nữ, để ráo và thái thành lát mỏng
  • Mang toàn bộ rễ cây trinh nữ sao vàng cùng với một ít rượu
  • Tiếp tục sắc thuốc cùng với 500ml nước lọc
  • Khi nước thuốc cạn còn một nửa thì gạn thuốc ra và để nguội
  • Chia nước thuốc thành 2 phần đều nhau để uống sau bữa ăn sáng và tối.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ


Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x