Những triệu chứng viêm đại tràng mãn tính bạn nên biết

Triệu chứng viêm đại tràng mãn tính thường có các triệu chứng rõ rệt, chuyển biến nhanh làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống người bệnh. Vậy triệu chứng của bệnh viêm đại tràng mạn tính là gì, cách phòng tránh như thế nào? Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết.

Viêm đại tràng mãn tính là gì?

Đại tràng hay còn được gọi là ruột già là bộ phận trong cơ thể có nhiệm vụ tiếp nhận cặn bã của quá trình tiêu hóa thức ăn từ ruột non rồi tống chúng ra ngoài. Trước khi tống ra ngoài đại tràng hấp thụ một phần nước từ các chất cặn bã đó. Một khi chức năng hấp thụ phần nước này kém (do đại tràng hư hàn, tăng co bóp) sẽ xuất hiện sôi bụng, đau bụng, phân nát, lỏng, tiêu chảy.

Nếu hấp thụ nước nhiều (do thực nhiệt, nhu động kém) sẽ dẫn đến phân cứng, táo bón. Với nhiệm vụ của mình nên đại tràng là nơi dễ bị viêm nhiễm gây ra viêm đại tràng cấp tính. Trong trường hợp không điều trị bệnh sớm và đúng cách bệnh tiến triển chuyển sang dạng mãn tính.

Viêm đại tràng mãn tính là bệnh lý đường tiêu hóa gặp khá phổ biến ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Bệnh viêm đại tràng mạn tính là hệ quả của tình trạng cấp tính không được điều trị triệt để. Bệnh rất khó điều trị dứt điểm, dễ tái phát với các triệu chứng như đau bụng thường xuyên, rối loạn đại tiện…gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh.

Các thuốc sử dụng thường chỉ làm giảm các triệu chứng, sau một thời gian điều trị các triệu chứng sẽ giảm nhưng thực sự các tổn thương vẫn còn tồn tại. Bệnh có thể xuất hiện các ổ loét, xuất huyết thậm chí hình thành các ổ áp xe ở đại tràng. Các tế bào dần bị tổn thương lan rộng khắp các tế bào và đến cả lớp niêm mạc của đại tràng.

Một khi mắc bệnh viêm đại tràng bệnh nhân phải ăn uống kiêng khem rất khổ sở, chỉ thoải mái ăn uống một chút là có vấn đề đau bụng, đại tiện ngay. Cần phân biệt với viêm đại tràng chức năng: Chỉ là bệnh rối loạn chức năng đại tràng (hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng co thắt…), nhưng không có tổn thương thực thể ở đại tràng.

Triệu chứng viêm đại tràng mãn tính điển hình

Các biểu hiện, triệu chứng của viêm đại tràng mạn tính có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ. Cụ thể như:

Đau bụng kéo dài

Đau quặn bụng từng cơn hoặc âm ỉ ở phần dưới rốn, đôi khi đau dọc theo khung đại tràng. Khi đau thường buồn đi ngoài, khi đi được rồi thì thấy đỡ hơn. Các cơn đau rất dễ tái phát, đặc biệt là về ban đêm.

Rối loạn đại tiện

Người viêm đại tràng mạn tính thường đi ngoài nhiều lần, phân lỏng nát, không thành khuôn. Nhiều trường hợp táp bón, phân có mùi hôi tanh và kèm chất nhầy, máu. Bên cạnh đó, bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính cũng có thể bị tiêu chảy xen lẫn táo bón.

Cơ thể mệt mỏi, suy nhược

Toàn thân mệt mỏi, có thể bị sốt nhẹ, ăn ngủ kém, giảm trí nhớ, tính tình thay đổi, hay cáu gắt, lo lắng thái quá… Ở giai đoạn muộn, người bệnh bị gầy, sút cân, thiếu máu, cơ thể suy nhược, thậm chí một số khối u quá lớn ở thành đại tràng sẽ gây biến chứng tắc ruột.

Ngoài ra, khi nội soi đại trực tràng thường thấy hiện tượng viêm niêm mạc, có thể xuất hiện vết loét, ổ loét được phủ lớp nhầy trắng, xuất huyết, các ổ áp xe nhỏ, vết sẹo xen kẽ tổn thương đang hoạt động. Xét nghiệm phân sẽ tìm thấy hồng cầu, tế bào mủ, tế bào biểu mô ruột, ký sinh trùng, nấm, lỵ amip…

Điều trị và phòng ngừa viêm đại tràng mãn tính

Tuỳ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ có thể chỉ định bạn một số phương pháp điều trị như sau:

Sử dụng thuốc Tây điều trị

Một số loại thuốc tây thường được bác sĩ chỉ định bệnh nhân sử dụng để điều trị như:
  • Aminosalicylate: Thuốc chống viêm, cải thiện các triệu trứng ở mức độ nhẹ, trung bình.
  • Corticosteroid: Ức chế hệ thống miễn dịch, cải thiện biểu hiện của bệnh viêm đại tràng mạn tính.
  • Thuốc giảm đau và chống co thắt như papaverin, spasmaverine,…
  • Thuốc chống ký sinh trùng và nấm như Nystatin, klion,…

Các loại thuốc trên chủ yếu có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và chữa trị tổn thương thành đại tràng, giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm đại tràng . Tuy nhiên, chúng lại có thể gây những tác dụng phụ nguy hiểm đối với cơ thể, nhất là gan, thận, dạ dày…

Chính vì vậy, bạn cần nghe lời khuyên của bác sĩ, không tùy tiện dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định cụ thể.

Phẫu thuật

Đối với các trường hợp viêm đại tràng mạn tính nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện phẫu thuật để ngăn ngừa các rủi ro. Bên cạnh đó, phẫu thuật cũng được chỉ định khi các biện pháp nội khoa không cho hiệu quả.

Phẫu thuật thường bao gồm:

  • Cắt bỏ một phần trực tràng và thực hiện thủ thuật thông ruột
  • Cắt bỏ toàn bộ trực tràng và mở lỗ hậu nhân tạo.

Sử dụng các bài thuốc Nam hỗ trợ điều trị

Bên cạnh các liệu pháp y học hiện đại, người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc nam dân gian có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà như:
  • Lô hội (Nha đam)

Đây là thảo dược có khả năng chống viêm hiệu quả, giúp làm dịu dạ dày. Từ đó thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục cho đại tràng.

Cách thực hiện: Lọc lấy phần thịt bên trong lá. Đem nghiền hoặc xay nhuyễn rồi hoà vào một cốc nước ấm. Tuần uống 2-3 lần.

  • Nghệ

Trong dân gian, nghệ được ví như thần dược, có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng mạn tính. Thường xuyên sử dụng nghệ giúp cải thiện dạ dày tốt hơn.

Cách thực hiện: Trộn 1-2 thìa cà phê tinh bột nghệ nguyên chất vào 1 ly sữa ấm. Uống mỗi ngày trước khi đi ngủ để giảm các triệu chứng bệnh.

triệu chứng viêm đại tràng mãn tính

  • Gừng
Gừng được xem là chất kháng sinh có đặc tính chống oxy hoá, hỗ trợ điều trị viêm đại tràng cấp và mãn tính rất tốt.
Cách thực hiện: Dã nhuyễn 1 củ gừng tươi đem đun sôi với nước trong 10 phút, lọc lấy phần nước rồi thêm mật ong vào uống. Thực hiện 2 lần/ngày, uống sau khi ăn.

Cách phòng tránh bệnh ung thư đại tràng

Chế độ sinh hoạt lành mạnh

  • Kiểm soát stress, căng thẳng, lo lắng, bởi điều này kéo dài gây trầm cảm hay giảm nhu động ruột, đảm bảo tinh thần vui vẻ, thoải mái, lành mạnh.
  • Ngoài ra, tăng cường vận động thể dục thể thao tăng cường sức khỏe và sức đề kháng, uống nhiều nước kết hợp xoa bóp nhẹ vùng thượng vị để kích thích tăng nhu động ruột.

Đảm bảo chế độ ăn hợp lý, lành mạnh

  • Nên ăn nhiều thực phẩm tốt cho đại tràng và sự phục hồi như sữa đậu nành, gạo, khoai tây, cá, tăng cường rau xanh, trái cây, củ quả giàu chất xơ, chuối đu đủ giàu Kali…
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm còn tươi sống như nem chua, tiết canh, rau sống, gỏi các loại, lòng heo… tránh nhiễm khuẩn đường ruột.
  • Hạn chế ăn trứng, nem rán, thịt mỡ, sữa… cùng các chất gây kích thích đường ruột như cà phê, rượu bia, thuốc lá, những đồ ăn chiên nóng khó tiêu. Nên ăn thức ăn dễ tiêu, chia thành nhiều bữa nhỏ, ăn ít vào buổi tối để giảm gánh nặng cho đường ruột.

Hạn chế uống bia rượu, thức uống gây kích thích

Dù đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh nhưng điều trị bệnh vẫn cần đủ thành phần dinh dưỡng, đảm bảo 1g chất đạm, 30 – 35 kcal cho mỗi 1kg cân nặng mỗi ngày. Đồng thời giảm chất béo, tăng cung cấp nước, vitamin và muối khoáng.
Triệu chứng viêm đại tràng mãn tính khá rõ rệt, bệnh nhân cần được can thiệp các biện pháp y tế hiện đại để duy trì sự sống. Do đó, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để cơ thể khỏe mạnh.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ


Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x