Viêm đại tràng co thắt là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Viêm đại tràng co thắt là vấn đề có thể gặp ở mọi lứa tuổi và ngành nghề. Tuy đây là căn bệnh lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.

Viêm đại tràng co thắt là gì?

Bệnh viêm đại tràng co thắt hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích, rối loạn chức năng đại tràng, bệnh đại tràng chức năng… Tình trạng các rối loạn tiêu hóa mạn tính tái đi tái lại, kéo dài ít nhất 3 tháng mà không làm thay đổi cấu trúc hay yếu tố sinh hóa của dạ dày, ruột.

Có khoảng 20% dân số trên thế giới bị viêm đại tràng co thắt. Riêng tại Việt Nam thì có khoảng 30-40% bệnh nhân đến khám chuyên khoa tiêu hóa bị hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng co thắt. Viêm đại tràng co thắt thường gặp ở nữ giới (cứ 4 nữ giới mắc viêm đại tràng co thắt thì có 1 nam giới bị mắc chứng bệnh này).

Viêm đại tràng co thắt

Viêm đại tràng co thắt được phân thành 3 dạng cơ bản:

  • Thể tiêu chảy: Có hiện tượng đau bụng và tiêu chảy.
  • Thể táo: Có hiện tượng đau bụng và táo bón.
  • Thể xen kẽ: Có hiện tượng đau bụng, vừa tiêu chảy lại vừa táo bón.

Nguyên nhân gây viêm đại tràng phổ biến

Hiện nay, vẫn chưa xác định nguyên nhân viêm đại tràng co thắt. Nhưng theo các chuyên gia, rối loạn nhu động ruột và tăng tính nhạy cảm của đại tràng là yếu tố hình thành căn bệnh này. Ngoài ra, một số yếu tố khác như: yếu tố tâm lý, thói quen ăn uống,  hay yếu tố di truyền cũng được coi là một trong những nguyên  nhân gây bệnh. Cụ thể như sau:

Rối loạn nhu động tiêu hóa

Thức ăn được vận chuyển và tiêu hóa là nhờ sự co bóp nhịp nhàng của nhu động ruột. Đối với người mắc bệnh viêm đại tràng co thắt, thời gian cũng như cường độ co bóp bị thay đổi, dẫn đến các triệu chứng như:

– Các cơn co thắt diễn ra mạnh và kéo dài: Hệ thống tiêu hóa không đủ thời gian để hấp thụ nước và chất dinh dưỡng từ thức ăn. Lúc này, nhu động ruột co bóp liên tục để tống phân ra ngoài, dẫn đến tình trạng tiêu chảy, phân sống, lỏng nát…

– Các cơn co thắt nhẹ và ngắn: Chất thải bị lưu lại ở đại tràng quá lâu do ruột giảm co bóp, phần lớn lượng nước được tái hấp thụ khiến phân trở nên cứng và khô, gây nên táo bón.

Tăng tính nhạy cảm của ruột

Sự nhạy cảm quá mức của hệ thống thần kinh ruột già cũng có thể dẫn đến hội chứng viêm đại tràng co thắt. Đối với người bị hội chứng ruột kích thích, tính nhạy cảm của thần kinh ruột luôn ở mức độ cao. Lúc này, chỉ cần một tác động nhỏ ở ổ bụng hay ăn phải đồ lạ, căng thẳng, thời tiết… cũng có thể gây hiện tượng rối loạn tiêu hóa như: đi ngoài, đau bụng, đầy hơi…

Ảnh hưởng tâm lý

Mặc dù tình trạng căng thẳng, lo lắng không trực tiếp gây viêm đại tràng co thắt nhưng đối với những trường hợp thường xuyên bị áp lực công việc, thường xuyên mệt mỏi, mất ngủ, lo âu… thì các triệu chứng bệnh trở nên rõ ràng hơn.

Thói quen ăn uống không khoa học

Một số thực phẩm nếu thường xuyên sử dụng sẽ gây ra phản ứng kích thích nhu động ruột như: thức ăn có chứa vi khuẩn thương hàn, lỵ; đồ uống chứa cồn (rượu, bia…), chất kích thích (cà phê, thuốc lá…), nước ngọt có ga, đồ ăn nhanh (khoai tây chiên, xúc xích, lạp xưởng…), đồ chiên xào… Bên cạnh đó, thói quen ăn uống không đúng cách: ăn quá nhanh, vừa ăn vừa nói chuyện, bỏ bữa… cũng ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của ruột.

Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết bệnh viêm đại tràng co thắt

Các triệu chứng của viêm đại tràng co thắt thường không điển hình, do đó rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Tùy từng mức độ nhạy cảm của hệ thần kinh thực vật mà các triệu chứng có thể xuất hiện khác nhau và nó có thể thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, đa số người bệnh có xuất hiện các dấu hiệu sau:

Đau bụng

Tình trạng đau bụng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí và mức độ khác nhau. Thường người bệnh đau bụng vùng xung quanh rốn, mức độ đau có thể âm ỉ hoặc quặn thắt.

Đặc biệt, khi đại tràng lên cơn co thắt, người bệnh có thể cảm nhận được bụng nổi cục cứng. Đây bản chất là những cục ruột co thắt gồ lên, khi hết co thắt, đường ruột lại giãn ra và bụng người bệnh lại mềm như bình thường.

Rối loạn đại tiện

Người bệnh có thể bị tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần phân lỏng nát. Thường người bệnh đi ngoài nhiều lần vào buổi sáng. Sáng dậy đi đại tiện một lần, ăn sáng xong lại đi thêm 1 lần nữa. Có khi đi ngoài đến 4 – 5 lần vào một buổi khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi. Cảm giác mót đi, buồn đi mà không đi được hoặc đi ngoài xong nhưng cảm giác không hết phân là một dấu hiệu điển hình của bệnh đại tràng co thắt.

Khi ăn uống kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá, đồ ăn tanh, cay nóng,….thì dễ buồn đi ngoài hơn, có thể khiến cho tình trạng đau bụng đi ngoài trở nên nặng nề.

Bên cạnh dấu hiệu đi ngoài nhiều lần, ở một số bệnh nhân còn có tình trạng táo bón. Người bệnh chỉ đi 1 – 2 lần trong một tuần, phân khô cứng gây khó khăn trong việc đi đại tiện.

Đầy bụng, chướng hơi

Người bệnh có thể có cảm giác đầy bụng, chướng hơi, buồn xì hơi nhiều. Nguyên nhân là do có tình trạng loạn khuẩn đường ruột, các hại khuẩn tăng sinh và tạo ra nhiều khí CO2 gây đầy bụng, chướng hơi.

Khi gặp các dấu hiệu này, người bệnh nên nhanh chóng kiểm tra, xác định chính xác tình trạng bệnh. Tránh để bệnh nặng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống.

Bệnh viêm đại tràng có nguy hiểm không?

  • Đại tràng co thắt là bệnh lý tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng của người mắc phải. Tuy nhiên, các triệu chứng nó gây ra vô cùng khó chịu, gây bất tiện cho cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Đồng thời, làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Tình trạng tiêu chảy, đi đại tiện nhiều lần hoặc táo bón kéo dài làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch hậu môn – trực tràng. Do vậy, người bệnh đại tràng co thắt lâu ngày có nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Chất lượng cuộc sống kém. Các triệu chứng như đau bụng, đi ngoài nhiều lần gây bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Càng để lâu, các triệu chứng có thể trở nên ngày càng nặng, khiến người bệnh uể oải, mệt nhiều.
  • Ảnh hưởng đến tâm trạng. Những triệu chứng khó chịu lặp lại dai dẳng kéo dài khiến người bệnh lo lắng. Có thể dẫn đến trầm cảm do lúc nào cũng lo sợ mình mắc các bệnh hiểm nghèo của đường ruột như ung thư đại tràng.

Chính vì những lý do này, nên ngay khi phát hiện ra bệnh, bạn nên chủ động thăm khám và tìm kiếm các phương pháp dứt điểm bệnh càng sớm càng tốt.

Biện pháp chẩn đoán viêm đại tràng co thắt

Khám sơ bộ

Một số câu hỏi các bác sĩ thường sử dụng trong việc chuẩn đoán nguyên nhân viêm đại tràng co thắt như:

  • Thời điểm khởi phát của các triệu chứng,
  • Thời gian đau bụng
  • Số lần đi tiêu chảy
  • Tình trạng phân
  • Có triệu chứng bất thường nào khác.

Câu hỏi khác có thể bao gồm: Chế độ sinh hoạt, đặc biệt là nếu một nguyên nhân truyền nhiễm đang được xem xét như: gần đây có đi du lịch hay vào vùng có ố dịch hay không? Chế độ ăn uống bất thường, hoặc sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh có thể gợi ý chẩn đoán nhiễm khuẩn như Shigella, Campylobacter, Yersinia…

Tiền sử sử dụng thường xuyên các chất kích thích hoặc bệnh mãn tính gây biến chứng xơ vữa động mạch cũng nên cung cấp cho bác sĩ như: Hút thuốc lá, huyết áp cao, cholesterol cao và bệnh tiểu đường điều này giúp bác sĩ định hướng nguyên nhân do đại tràng thiếu máu cục bộ như là nguyên nhân gây viêm đại tràng.

Khám thực thể

Bác sĩ sẽ tập trung chủ yếu là vùng đau bụng, sờ nắn để loại trừ đau bụng gây nên bởi các tạng khác gây nên như: Gan, lách, thận..từ đó mới nghĩ tới đau do nguyên nhân đại tràng vì đại tràng là ống rỗng, khó để xác định điểm đau thực sự.

Trong khi chắc chắn rằng các triệu chứng theo đúng hướng chẩn đoán, việc kiểm tra trực tràng là vô cùng quan trọng. Sử dụng một ngón tay kiểm tra trực tràng, để tìm xem trong trực tràng có khối u hay khối bất thường nào khác không.

Các xét nghiệm

  • Xét nghiệm máu sẽ giúp đánh giá sự tình trạng toàn thể của bệnh nhân và tìm kiếm các vấn đề tiềm ẩn liên quan
  • Công thức máu (CBC) sẽ đánh giá số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu và số lượng tiểu cầu. Số lượng hồng cầu sẽ giúp xác định lượng mất máu qua phân,số lượng tế bào bạch cầu đánh giá tình trạng nhiễm trùng của cơ thể. Tiểu cầu đóng vai trò đông máu, vì vậy biết số lượng tiểu cầu sẽ rất hữu ích trong việc đánh giá bất thường trong việc chay máu của bệnh nhân.
  • Điện giải đồ: Xét nghiệm về các chất vi lượng trong cơ thể: Natri, Kali, Clorua, thường các chất điện giải sẽ giảm nếu xảy ra tiêu chảy. Các triệu chứng do giảm Natri, Kali hay Canxi gây ra có thể làm nhiễu thông tin làm cho việc chẩn đoán viêm đại tràng khó khăn hơn.
  • Chức năng thận có thể được đánh giá bằng cách đo nồng độ ure và creatinine trong máu .
  • Kiểm tra mẫu phân

Nội soi đại tràng

Nếu việc tìm nguyên nhân viêm đai tràng co thắt trở nên khó khăn các bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn xét nghiệm nôi soi đại trực tràng. Ống nội soi mềm có gắn camera có thể được đi từ miệng hay hậu môn để quan sát tình trạng trong lòng đại tràng cho phép phát hiện ra các tổn thương của đại tràng như viêm, u, polyp, nếu quan sát đại thể không thấy thì việc cần thiết là sinh thiết niêm mạc đại tràng (nhỏ mẩu mô) nghi ngờ có tổn và được kiểm tra bởi một bác sĩ giải phẫu bệnh để giúp xác định chẩn đoán.

Nội soi đại tràng được chỉ định trong các trường hợp:

  • Đau bụng
  • Xuất hiện máu trong phân hoặc phân có màu đen giống bã cà phê
  • Thói quen đại tiện bị thay đổi
  • Thiếu máu nhược sắc
  • Người có tiền sử polyp hoặc ung thư đại tràng trước đây
  • Mắc bệnh viêm ruột, viêm loét đại trực tràng

Nội soi là một xét nghiệm sàng lọc ung thư cần thiết và đặc biệt quan trọng đối với những bệnh nhân có máu trong phân mà không tìm được nguyên nhân hợp lý.

Chụp cắt lớp vi tính (CT)

Có thể được sử dụng để xem xét hình ảnh của đại tràng và các tạng khác ở trong bụng. CT-scan có sử dụng thuốc cản quang barium đường uống hay thụt có thể đánh giá tình trạng lưu thông cũng như hình ảnh của đại tràng giúp cho việc chẩn đoán.

Những phương pháp điều trị viêm đại tràng có thắt thông dụng nhất

Chữa viêm đại tràng có thắt bằng các bài thuốc dân gian

Từ ngàn năm trước, khi y học chưa phát triển, con người đã tìm đến các loại lá cây cỏ từ thiên nhiên để đối phó với bệnh viêm đại tràng. Những bài đông y chữa đại tràng từ đó đến nay vẫn có sức sống mãnh liệt và luôn là sự lựa chọn hàng đầu của rất nhiều người bệnh như một thói quen.

Trong điều trị viêm đại tràng bằng bài đông y nổi bật nhất là từ lá mơ lông, mè đen, nghệ và mật ong.

Chữa viêm đại tràng co thắt bằng tân dược

Trong khi các bài đông y chưa đáp ứng được kỳ vọng của người viêm đại tràng thì sự xuất hiện của các loại tân dược thực sự là “cứu cánh” nhanh nhất cho người bệnh. Từ khi tân dược trị viêm đại tràng xuất hiện, xu hướng sử dụng tân dược trở nên phổ biến hơn vì sự tiện dụng và hiệu quả nhanh mà nó mang lại. Đặc biệt, chủng loại của các loại tân dược trong điều trị viêm đại tràng cũng rất phong phú và đa dạng. Có thể kể đến như:
  • Chống đau, co thắt: Giúp người viêm đại tràng giảm đau, chống co thắt, điều hoa nhu động ruột.
  • Diệt khuẩn ruột: Nhóm được sử dụng nhiều là kháng sinh
  • Cầm tiêu chảy: Ngoài tác dụng chữa tiêu chảy, nhóm này còn chống loạn khuẩn đường ruột hữu hiệu.
  • Chống đầy bụng: Là những loại có tác dụng giảm đầy bụng, chướng hơi hiệu quả.
  • Chống táo bón: Trường hợp người bệnh viêm đại tràng bị táo bón có thể sử dụng các sản phẩm giúp bổ sung chất xơ, giải quyết tình trạng táo bón nhanh chóng, tiện lợi.

Chữa viêm đại tràng co thắt bằng thực phẩm lành mạnh

Nhiều người viêm đại tràng cho rằng chỉ cần ăn chín, uống sôi, tránh ăn các thực phẩm chưa nấu chín (tiết canh, gỏi, thịt sống…), tích cực ăn các thực phẩm cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể nhưng không làm “nặng” thêm đường tiêu hóa như sữa chua, bơ, trứng, thịt nạc, cá hồi, các loại hạt, các loại quả thuộc họ bí… sẽ giúp khỏi được viêm đại tràng co thắt.

Tuy nhiên, giới y học đã chỉ ra thực phẩm lành mạnh không phải là phương pháp chữa khỏi được viêm đại tràng co thắt mà nó chỉ là công cụ hữu ích giúp người bệnh kiểm soát được các triệu chứng tốt hơn chứ không cắt được gốc rễ của bệnh.

Song một thực đơn hợp lý cũng giúp cơ thể đủ năng lượng, vi chất, tăng đề kháng và tăng sự bền bỉ, dẻo dai trong cuộc chiến đẩy lùi viêm đại tràng co thắt.

Biện pháp phòng ngừa

Bệnh viêm đại tràng có thắt thường khó điều trị và hay tái phát làm ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người bệnh. Bệnh thường xuất hiện ở những người làm việc văn phòng hay phải đối mặt với những tình trạng stress hay căng thẳng kéo dài.

Nếu bạn muốn bảo vệ sức khỏe tránh khỏi những nguy cơ tiềm ẩn do stress và lối sống kém lành mạnh, bạn có thể áp dụng 4 cách phòng ngừa bệnh viêm đại tràng mãn tính sau đây.

Tập thể dục thường xuyên

Thói quen tập thể dục thường xuyên rất hữu ích trong viêc kiểm soát nhiều biến chứng liên quan đến viêm đại tràng như béo phì, ung thư đại trực tràng và đau xương khớp. Bạn nên tham gia một bài tập phù hợp với cường độ vừa phải như bơi lội hoặc đạp xe từ 3 đến 5 lần mỗi tuần sẽ giúp bạn cải thiện hệ tiêu hóa và đường ruột.

Giảm căng thẳng, stress

Theo một nghiên cứu năm 2013, các nhà khoa học đã điều tra xem liệu stress có làm tăng nguy cơ tái phát bệnh viêm đại tràng mãn tính. Trong quá trình điều trị stress, bác sĩ tâm lý có thể đề nghị một hình thức trị liệu nói chuyện, ngồi thiền, hít thở sâu và thư giãn cơ thể để giúp người bệnh giảm căng thẳng.

Những phương thức điều trị này sẽ giúp đầu óc bạn thoát ra khỏi những áp lực của cuộc sống và chuyển sang chế độ nghỉ ngơi giúp hệ tiêu hóa hoạt động một cách hiệu quả.

Tránh dùng một số thuốc giảm đau

Theo tổ chức Crohn’s and Colitis Foundation (CCF), các thuốc giảm đau không kê đơn hoặc theo toa sau đây có thể gây loét đường ruột:

  • Thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen và aspirin.
  • Các thành phần ức chế COX-2 gồm các nhãn hiệu Celebrex và Vioxx.
CCF khuyến nghị mọi người tránh lạm dụng hoặc tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau trừ khi bạn được chỉ định điều trị một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Xây dựng chế độ ăn tốt cho tiêu hóa

Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn bảo vệ hệ tiêu hóa ngăn ngừa bệnh viêm đại tràng. Nếu bạn vẫn còn cảm thấy bối rối, hãy thử áp dụng các lời khuyên sau đây khi xây dựng thực đơn hàng ngày:

  • Ghi nhật ký thực phẩm
  • Chia thành nhiều bữa nhỏ: Thay vì ăn 3 bữa chính một ngày, bạn có thể chia thành 5 – 6 bữa nhỏ mỗi ngày
  • Uống nhiều nước mỗi ngày
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất

Viên đại tràng ColMin – Sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm đại tràng co thắt từ thảo dược

Nhiều người bị viêm đại tràng mãn tính muốn tìm đến giải pháp trị bệnh lành tính như thuốc Đông y nhưng lại ngại mất thời gian, thuốc “rởm” hoặc trị bệnh không dứt điểm. Nhiều bệnh nhân do chưa nắm rõ các thảo dược hỗ trợ điều trị viêm đại tràng hiệu quả nên không dám sử dụng. Một số trường hợp chưa nắm rõ loại thảo dược nào có thể trị viêm đại tràng hiệu quả nên không dám dùng bừa bãi.
Viên đại tràng ColMin là sự kết hợp hoàn hảo các thảo dược quý tự nhiên là Nhũ hương, Xuyên tâm liên và Nghệ vàng.
Theo các tài liệu cho thấy:
Nhũ hương là một thảo dược quý của Ấn Độ, một trong những thành phần được các bác sĩ Ấn Độ khuyến cáo người bị viêm đại tràng sử dụng để cải thiện tình trạng viêm đại tràng và đại tràng co thắt. Sản phẩm này là sự lựa chọn an toàn, giúp cải thiện tình trạng viêm đại tràng tái phát nhiều lần cùng các triệu chứng khó chịu một cách hiệu quả, nhanh chóng và bền vững.

Đặc biệt, tất cả các thành phần này đều được bào chế dưới dạng cao định chuẩn và làm giàu hóa hoạt chất cho nên có độ đồng đều cao, ổn định và liều dùng thấp (chỉ 2-4 viên mỗi ngày) mà hiệu quả mang lại rất lớn.

Hãy cùng nghe VTV3 nói về Viên Đại tràng ColMin:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ


Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x