Viêm Đại Tràng Là Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Cách Điều Trị Tự Nhiên

Viêm đại tràng là tình trạng viêm, kích ứng, có thể gây loét trong niêm mạc ruột già, hay còn gọi là đại tràng. Viêm đại tràng có thể gây suy nhược cơ thể và đôi khi dẫn đến các biến chứng đe dọa đến tính mạng.

Viêm đại tràng là bệnh gì?

Viêm đại tràng là một bệnh lý viêm ruột gây viêm và lở loét kéo dài ở đường tiêu hóa. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến lớp lót trong cùng của đại tràng (ruột già) và trực tràng. Các triệu chứng thường phát triển từ từ theo thời gian thay vì bộc phát đột ngột.

Viêm đại tràng có thể gây suy nhược cơ thể và đôi khi có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa đến tính mạng. Hiện tại không có thuốc hoặc cách điều trị dứt điểm tình trạng này.

Tuy nhiên, các biện pháp điều trị có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng, giảm đau và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

Các loại phổ biến thường bao gồm:

  • Viêm trực tràng: Đây là tình trạng viêm ở khu vực gần trực tràng (hậu môn) và dẫn đến chảy máu trực tràng. Tình trạng này là dạng viêm nhẹ nhất.
  • Viêm đại tràng Sigma: Đây là tình trạng viêm trực tràng và đại tràng Sigma (phần bên dưới của đại tràng). Các dấu hiệu bao gồm đi tiêu ra máu, đau bụng dữ dội hoặc không thể đi đại tiện (kể cả khi có dấu hiệu nhu động ruột).
  • Viêm đại tràng co thắt: Là tình trạng rối loạn chức năng đại tràng. Các triệu chứng chính bao gồm xuất hiện các cơn đau bụng dữ dội và khi sở có thể nhận thấy các khối u nổi dọc ở thành đại tràng.
  • Viêm loét đại tràng: Đây là tình trạng viêm loét gây ảnh hưởng đến toàn bộ đại tràng và gây ra những cơn tiêu chảy ra máu nghiêm trọng. Các triệu chứng liên quan khác bao gồm đau quặn bụng, mệt mỏi, sút cân nghiêm trọng và không rõ nguyên nhân.
  • Viêm loét đại tràng cấp tính nghiêm trọng: Đây là tình trạng hiếm gặp có thể gây đau bụng nghiêm trọng, tiêu chảy nặng, chảy máu và sốt.

Nguyên nhân gây viêm đại tràng

Đại tràng (hay còn gọi là ruột già) là phần áp cuối của hệ tiêu hóa, thực hiện chức năng nhận thức ăn đã được tiêu hóa và hấp thụ nước, các chất điện giải từ thức ăn. Đồng thời phân hủy các vi khuẩn tạo bã thức ăn thành phân.

Nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng chủ yếu là do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa khi sử dụng các loại thực phẩm hoặc đồ uống không đảm bảo vệ sinh, lạm dụng thuốc tây…

1. Nhiễm khuẩn đường ruột

Đường ruột bị nhiễm khuẩn do ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thức ăn chưa được nấu chín hay do nguồn nước uống bị ô nhiễm.

Các loại vi khuẩn (E. coli, Salmonella, Shigella), virus Rota, lỵ amip, sán và một số loại nấm xâm nhập vào cơ thể, giải phóng độc tố gây viêm nhiễm, tổn thương niêm mạc đại tràng.

2. Tình trạng táo bón kéo dài

Táo bón kéo dài kèm theo các hiện tượng như đi ngoài ra máu, bụng đau âm ỉ là yếu tố tác động khiến bạn mắc bệnh viêm đại tràng cấp tính.

3. Một số bệnh lý về đường ruột

Các bệnh lý như: thiếu máu cục bộ đại tràng, viêm ruột… cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

4. Tác dụng phụ của thuốc tây

Việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài có thể tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường tiêu hóa.

Lúc này, hại khuẩn phát triển mạnh gây tổn thương đại tràng. Đặc biệt, nếu sử dụng kháng sinh dài ngày ở trẻ em và người già thì có thể khiến vi khuẩn nhờn thuốc, kháng kháng sinh, chức năng đại tràng ngày càng yếu đi và dễ bị viêm nhiễm.

Thuốc cầm tiêu chảy

5. Nhiễm độc

Viêm đại tràng cấp cũng có thể xuất hiện khi người bệnh bị nhiễm độc asen, chì, thủy ngân, thuốc diệt cỏ…

6. Tâm lý căng thẳng

Những người thường xuyên chịu áp lực công việc, lo lắng, stress kéo dài, ăn uống thất thường…

7. Bệnh Crohn

Bệnh Crohn có tính chất khu trú tổn thương trên từng đoạn, từng vùng của đại tràng.

Bệnh thường diễn biến chậm và để lại biến chứng nguy hiểm như: tắc ruột, thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa…

8. Bệnh lao

Một số trường hợp bị bệnh lao phổi, lao thực quản… có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.

Các vi khuẩn lao đi vào đường ruột sẽ gây viêm nhiễm. Nếu không điều trị kịp thời thì có thể gây tắc ruột và trở thành mạn tính rất khó điều trị triệt để.

Biểu hiện và dấu hiệu nhận biết bệnh viêm đại tràng

Biểu hiện viêm đại tràng ở từng người bệnh thường không giống nhau. Bên cạnh đó, triệu chứng cũng phục thuộc vào mức độ nghiêm trọng và vị trí viêm.

Đại tiện ra máu là dấu hiệu viêm đại tràng phổ biến nhất

Triệu chứng chính của bệnh viêm đại tràng là đi ngoài ra máu tươi hoặc phân có màu đen hắc ín. Ngoài ra, các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Tiêu chảy và thường có kèm mủ hoặc máu
  • Đau dạ dày hoặc đau bụng nghiêm trọng
  • Đau trực tràng hoặc hậu môn
  • Chảy máu ở trực tràng hoặc có một lượng máu nhỏ dính trên phân và giấy vệ sinh
  • Thường xuyên có nhu cầu đi đại tiện khẩn cấp
  • Giảm cân mà không rõ lý do
  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể
  • Sốt
  • Đau khớp và đau nhức cơ thể
  • Đau mắt hoặc ảnh hưởng đến tầm nhìn
  • Xuất hiện các vết loét da
  • Có cảm giác ruột không trống hoàn toàn sau khi đi đại tiện
  • Thường xuyên thức dậy vào ban đêm để đi đại tiện

Các triệu chứng có thể xuất hiện sau đó tự cải thiện mà không cần điều trị. Tuy nhiên, tình trạng này cũng tái phát ngay sau đó trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

Hầu hết các trường hợp, người bệnh viêm đại tràng có các triệu chứng nhẹ đến trung bình. Quá trình viêm có thể diễn ra trong nhiều năm cho đến khi đại tràng bị loét hoặc tổn thương nghiêm trọng. Trong một số trường hợp các triệu chứng có thể được cải thiện theo thời gian.

Điều trị viêm đại tràng

1. Tây y

Nguyên tắc chung trong điều trị bệnh viêm đại tràng là sử dụng thuốc tây để giảm triệu chứng kết hợp với duy trì một chế độ sinh hoạt khoa học.

Một số loại thuốc chữa bệnh đại tràng thường được sử dụng như:

  • Nhóm giảm đau, chống viêm, chống co thắt, điều hòa nhu động ruột
  • Các loại thuốc diệt khuẩn, nấm, ký sinh trùng đường ruột
  • Nhóm cầm tiêu chảy, chống loạn khuẩn
  • Nhóm thuốc giảm đầy hơi, chướng bụng…

Tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ người bệnh tuyệt đối không được tự ý tăng liều nếu thấy triệu chứng chưa thuyên giảm.

2. Điều trị bằng thuốc nam

Các bài thuốc nam chỉ có tác dụng khi bệnh ở giai đoạn nhẹ và hầu hết có tác dụng giảm bớt triệu chứng. Nhưng có một ưu điểm là lành tính (do thành phần từ thiên nhiên), không tốn kém và đều có thể sử dụng tại nhà được.

2.1 Bài thuốc từ lá mơ lông

Nghiên cứu khoa học cho thấy trong lá mơ lông chứa nhiều: protein, beta caroten và vitamin C…

Các chất này có tác dụng sát khuẩn đường ruột, tiêu viêm và chống co thắt đại tràng, giúp làm giảm nhanh một số triệu chứng: đau bụng, đầy hơi, ăn không tiêu, đi ngoài nhiều lần…

Do đó, lá mơ lông được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc dân gian điều trị rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng.

Lá mơ lông chữa đau đại tràng

Thực hiện: Chuẩn bị 100g lá mơ lông, rửa sạch và đem thái nhỏ. Sau đó, trộn chung với 10g gừng tươi băm nhỏ và 2 lòng đỏ trứng gà.

Cho hỗn hợp trên vào chảo, lót một lớp lá chuối tươi, chiên chín và ăn khi còn nóng. Lưu ý khi chiên không cho dầu mỡ. Thực hiện kiên trì trong 2 tuần, các dấu hiệu viêm đại tràng sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

2.2 Bài thuốc từ nghệ và mật ong

Nguyên liệu: Chuẩn bị 2 thìa cà phê bột nghệ,  2 thìa cà phê mật ong,

Cách làm: trộn bột nghệ với mật ong, ăn ngày 2 lần hoặc nặn thành từng viên nhỏ, bảo quản trong lọ thủy tinh ở ngăn mát tủ lạnh, mỗi ngày ăn khoảng 5 viên.

Nghệ và mật ong

Mật ong và nghệ có tác dụng kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa, làm lành vết loét ở niêm mạc đại tràng rất tốt.

Xem thêm: Tôi muốn làm đại lý bán sỉ cho Công ty thì làm thế nào?


Như Hoan – Tổng hợp, chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: tambinh, vhea)

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ


Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x