Viêm đại tràng ở trẻ em, đây là bệnh lý khá phổ biến do hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của trẻ còn yếu. Thế nhưng thực tế lại có khá nhiều phụ huynh thường chủ quan hoặc không để ý và chữa trị kịp thời khiến bệnh lý này trở thành mãn tính và gây nguy hại cho sức khỏe của trẻ. Vậy nguyên nhân gây viêm đại tràng ở trẻ em là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị ra sao? Cùng tham khảo trong bài viết sau đây.
Nguyên nhân dẫn đến viêm đại tràng ở trẻ em là gì?
Viêm đại tràng là tình trạng đại tràng bị tổn thương bởi các ổ viêm loét. Các ổ viêm này có thể gây sưng, chảy máu, tiêu chảy thường xuyên…Các triệu chứng này thường gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, đặc biệt là ở trẻ em. Nếu ở mức độ nhẹ khi tình trạng viêm nhiễm chỉ xảy ra ở vùng niêm mạc nhưng nếu bệnh nặng hơn, có thể làm tổn thương đến toàn bộ đại tràng và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ sau này.
Nguyên nhân gây viêm đại tràng ở trẻ em là gì?
Đối với các bệnh lý về đường ruột nói chung và bệnh viêm đại tràng nói riêng thường xuất phát từ các nguyên nhân như: Do nhiễm khuẩn, chế độ ăn, uống không hợp lý, làm dụng thuốc kháng sinh, căng thẳng stress…Tuy nhiên với bệnh viêm đại tràng ở trẻ em thì có thể do những nguyên nhân chính sau đây:
Trẻ bị nhiễm khuẩn và nấm: Hệ miễn dịch của trẻ còn yếu ớt, nhất là với trẻ dưới 2 tuổi rất dễ bị nhiễm khuẩn và nấm. Khi trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp, khuẩn amip hoặc các loại nấm đường ruột là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh viêm đại tràng ở trẻ em.
Sử dụng thuốc kháng sinh: Rất nhiều bậc phụ huynh thường ó thói quen, khi thấy con ho, sốt, ốm thường tự bắt bệnh và mua thuốc về điều trị. Các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, nhất là kháng sinh rất dễ gây ra tác dụng phụ. Chúng có thể gây tác động không tốt đến hệ tiêu hóa của bé, từ đó gây bệnh viêm đại tràng ở trẻ em.
Chế độ ăn uống không hợp lý: Trẻ vừa ăn vừa chơi hoặc vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại; Trẻ bị ép ăn quá nhiều hoặc ăn quá no, khiến hệ tiêu hóa phải làm việc quá tải, từ đó gây bệnh viêm loét đại tràng.
Ngoài ra, thức ăn không bảo vệ sinh, thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc; Đồ ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ, chế độ ăn thiếu rau…đó cũng là những yếu tố gây bệnh viêm đại tràng ở trẻ em
Căng thẳng kéo dài: Trẻ em thường bị áp lực học hành, thi cử khiến cũng là một nguyên nhân. Bởi khi căng thẳng, hệ vi khuẩn đường ruột làm việc kém hiệu quả hơn.
Yếu tố di truyền: Có khoảng 20% các trường hợp viêm đại tràng ở trẻ em có thể liên quan đến di truyền.
Biểu hiện của trẻ khi mắc viêm đại tràng
Do yếu tố cơ địa, độ tuổi và nguyên nhân gây bệnh mà bệnh viêm đại tràng ở trẻ em có thể có những dấu hiệu khác nhau. Tuy nhiên, đa số khi trẻ bị viêm đại tràng thường có những biểu hiện chính như sau:
- Đau bụng: Trẻ thường bị đau bụng, dọc theo khung đại tràng. Cảm giác đau tăng lên sau các bữa ăn. Đây là triệu chứng thường gặp nhưng lại khá khó phát hiện, nhất là đối với những bé dưới 2 tuổi. Bởi bé thường chưa biết cách diễn tả cơn đau và vị trí đau mà chỉ có biểu hiện quấy khóc nên phụ huynh thường không biết chính xác lý do.
- Đi ngoài nhiều lần trong ngày: Trẻ có thể đi ngoài từ 2 đến 6 lần trong ngày hoặc nhiều hơn.
- Táo bón: Cũng có trường hợp trẻ bị viêm đại tràng thể táo thì sẽ gặp tình trạng táo bón kéo dài, đi ngoài phân có màu đen và có lẫn máu và chất nhày.
- Trẻ sụt không tăng cân, thể trạng gầy yếu, da xanh xao.
- Da khô, môi khô do mất nước.
- Bé hay bị nôn chớ.
- Trường hợp bệnh nặng, bé sẽ lười ăn, bỏ ăn sút cân và có thể kèm sốt.
Cách chăm sóc trẻ khi bị bệnh viêm đại tràng
Khi trẻ bị viêm đại tràng nếu cha mẹ không có cách điều trị và chăm sóc đúng cách thì viêm đại tràng ở trẻ em rất dễ trở thành bệnh lý mãn tính và có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. Do đó, luôn quan tâm, theo dõi và để ý sức khỏe của trẻ để có cách xử lý phù hợp. Chăm sóc cho trẻ bị bệnh bằng cách kết hợp thực hiện nhiều biện pháp theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Trong trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, có thể chỉ cần dùng thuốc chống viêm, ức chế miễn dịch và thực hiện thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt thì có thể kiểm soát được bệnh. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm đại tràng.
Thay đổi chế độ ăn uống kiểm soát bệnh viêm đại tràng ở trẻ
Chế độ ăn đóng vai trò rất quan trọng, góp phần cải thiện đáng kể tình trạng bệnh của trẻ. Do đó, các mẹ cần hết sức lưu ý, tránh cho trẻ ăn uống một số loại thực phẩm sau:
- Hạn chế uống sữa và ăn các chế phẩm từ sữa như bơ, pho mát, sữa chua…
- Giảm thức ăn giàu chất đạm, chất béo, các đồ ăn nhanh, đồ nướng, chiên, rán…
- Hạn chế chất xơ nếu trẻ gặp triệu chứng tiêu chảy. Nếu bị táo bón, mẹ cần tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn để cải thiện tình trạng đi ngoài của trẻ
- Cho bé ăn đúng bữa, khoảng cách giữa các bữa ăn cần được cân đối về thời gian cho hợp lý.
- Bổ sung thêm rau xanh, trái cây tươi vào chế độ ăn hàng ngày của trẻ
- Không để con vừa ăn vừa xem phim hoặc chạy nhảy.
- Uống nhiều nước: Nước giúp ruột già hoạt động tốt hơn. Nếu trẻ bị tiêu chảy, uống nhiều nước giúp bé không bị mất nước hay rối loạn điện giải.
Bổ sung vitamin
Tăng cường bổ sung vitamin cần thiết như: Vitamin C, vitamin D… giúp cơ thể trẻ tăng sức đề kháng, củng cố hệ thống miễn dịch. Điều này giúp sức khỏe của bé khỏe mạnh hơn, đẩy lùi bệnh tật.
Tăng cường vân động, tập thể dục
Trẻ vẫn động và tham gia các hoạt động thể chất như: Tập thể dục chơi thể thao cũng có thể giảm nguy cơ viêm đại tràng ở trẻ em. Nhờ thể dục thể thao các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt hơn, tăng cường nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh.
Giảm căng thẳng, áp lực
Trẻ bị căng thẳng mệt mỏi có thể khiến bệnh trở nặng hơn do sự liên kết chặt chẽ giữa hai bộ phận não và ruột. Chính vì vậy, tinh thần của trẻ trong suốt quá trình điều trị bệnh ảnh hưởng rất lớn tới kết quả điều trị. Vì vậy, cha mẹ cần luôn bên, động viên, chăm sóc trẻ giúp trẻ giải phóng những giảm những lo âu, áp lực.
Các biện pháp trên đây không những giúp cho bệnh mau chóng được chữa lành mà còn có tác dụng phòn ngừa bệnh cho con. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh nên quan tâm, chú ý đến các biểu hiện của con, đưa con đi khám và điều trị sớm khi thấy có dấu hiệu bất thường.
>>> Xem thêm: Chữa viêm đại tràng bằng cây lược vàng có hiệu quả không?