Viêm đại tràng giả mạc: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Viêm đại tràng giả mạc là bệnh lý khá phổ biến nhưng không nhiều người biết đên. Bệnh thường gây ra những cảm giác đau đớn và cả những triệu chứng báo động và thậm chí có thể trở thành đe dọa tính mạng. Vậy viêm đại tràng giả mạc là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây.

Viêm đại tràng giả mạc là gì?

Viêm đại tràng giả mạc hay còn gọi là viêm đại tràng màng giả. Bệnh thường xuất hiện ở những người lớn tuổi, khoảng sau 65 tuổi; Người sau thời gian sử dụng kháng sinh; bị loạn khuẩn đường ruôt hoặc suy giảm hệ miễn dịch…Những yếu tố này dẫn tới sự phát triển quá mức của vi khuẩn Clostridium difficle (C.difficicle). Sự xuất hiện của những hại khuẩn này trong ruột già hình thành độc tố mạnh, gây kích ứng ruột và tạo nên một lớp màng dính vào thành ruột được gọi là màng giả. Lúc này các dấu hiệu và triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc bắt đầu xuất hiện.

Bệnh nhân bị viêm đại tràng giả mạc thường có triệu chứng như: Đau quặn bụng, sốt, tiêu chảy rất nhiều lần…có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyên nhân viêm đại tràng giả mạc

Viêm đại tràng giả mạc do tác dụng của thuốc tây

Thông thường, trong hệ tiêu hóa mà cụ thể là trong đại tràng luôn có hai nhóm các vi khuẩn là: Lợi khuẩn và hại khuẩn. Chúng tồn tại trong đường ruột một cách cân bằng, lành mạnh và tự nhiên. Khi sự cân bằng này bị phá vỡ bởi thuốc kháng sinh hay một số loại thuốc nào khác C.difficicle sẽ phát triển vượt mức cho phép sẽ tiết ra nhiều độc tố, tác động vào niêm mạc đại tràng gây viêm. Đại tràng tăng bài tiết tạo thành các lớp màng mỏng màu trắng. Lớp màng này mềm, rất dễ bong, khi chúng bong ra làm niêm mạc đại tràng bị tổn thương và gây viêm loét.

Viêm đại tràng giả mạc do hóa trị, trị liệu

Ngoài thuốc kháng sinh, một số thuốc điều trị hoặc bệnh lý khác đôi khi cũng có khả năng gây bệnh. Cụ thể như: Thuốc sử dụng trong hóa trị để điều trị ung thư, hay bệnh Crohn…

Viêm đại tràng giả mạc do một số nguyên nhân khác

Các bào tử của C. difficile có khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài khá lâu, chất tẩy rửa diệt khuẩn thông thường không tiêu diệt được vi khuẩn này. Chính vì thế, nó có thể lan dễ dàng qua các hoạt động hàng ngày của con người .Do vậy C. difficile được báo cáo cả ở những người không có bất kì yếu tố nguy cơ nào, bao gồm cả những người không sử dụng dịch vụ y tế hay không dùng kháng sinh trong quá khứ gần. Những trường hợp này gọi là mắc phải C. difficile cộng đồng.

Triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc

Giống như viêm đại tràng, người mắc bệnh viêm đại tràng màng giả mạc thường có rất nhiều triệu chứng điển hình. Và những triệu chứng này thường xảy ra ngay sau khi sử dụng thuốc kháng sinh hoặc có sự xuất hiện của khuẩn C. difficile. Cụ thể, người bệnh có thể có những triệu chứng sau:

Đau bụng

Những cơn đau bụng thường kéo đến đột xuất và liên tục, khi thì âm ỉ, lúc lại quặn. Cảm giác đau rút ở bụng.

Tiêu chảy

Đây là dấu hiệu điển hình và rõ ràng nhất. Người bị vêm đại tràng giả mạc có thể đi đại tiện 7-8 lần/ngày, thậm chí là nhiều hơn. Tính chất phân cũng thay đổi từ mềm, sệt sang dạng nước và lỏng dần. Đôi khi có máu hoặc chất nhầy kèm theo, một số trường hợp có thể có lẫn máu.

Sốt

Theo thống kê có khoảng 20% người bệnh viêm đại tràng giả mạc có xuất hiện triệu chứng sốt, số còn lại không thường chỉ cảm thấy mệt mỏi.

Mất nước

Tình trạng đi ngoài liên tục khiến cho người bệnh  rơi vào tình trạng bị mất nước dẫn đến người chóng mặt, mệt mỏi. Trường hợp bị nặng có thể bị hạ huyết áp, suy thận, phù toàn thân…Do đó, ngay khi xuất hiện những triệu chứng ở trên, người bệnh cần uống bù nước điện giải và nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra thăm khám và tư vấn.

Viêm đại tràng giả mạc có nguy hiểm không?

Viêm đại tràng giả mạc là căn bệnh ít gặp nhưng lại cực kỳ nguy hiểm bởi đa số các bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đã nặng, cơ thể suy kiệt, nguy hiểm đến tính mạng.

Mặt khác, viêm đại tràng giả mạc nếu phát hiện sớm đa số trường hợp đáp ứng tốt với điều trị. Nhưng nếu không được phát hiện kịp thời bệnh có nguy cơ gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

  • Hạ kali trong máu: do sự mất kali trong quá trình tiêu chảy quá nhiều.
  • Hạ huyết áp: Do mất nước
  • Suy thận do tiêu chảy
  • Thủng ruột kết, dẫn đến nhiễm khuẩn ổ bụng.

Chẩn đoán bệnh viêm đại tràng giả mạc

Khi khám, bác sĩ sẽ tập hợp các triệu chứng của bệnh, nếu nghi ngờ các bác sĩ yêu cầu bệnh nhân làm các xét nghiệm như: Làm xét nghiệm phân, xét nghiệm máu, nội soi đại tràng, X-quang bụng hoặc bụng CT scan để chẩn đoán bệnh.

Các xét nghiệm và thủ tục cụ thể như sau:

  • Xét nghiệm phân: Giúp xác định liệu có sự xuất hiện của vi khuẩn C. difficile hiện diện trong đại tràng hay không.
  • Xét nghiệm máu: Nếu kết quả có ttăng bạch cầu thì có cơ sở để chỉ ra viêm đại tràng màng giả.
  • Nội soi kiểm tra đại tràng: Bác sĩ sẽ dùng một ống với một máy ảnh thu nhỏ ở đầu. Ống này qua trực tràng và vào đại tràng, cho phép bác sĩ để kiểm tra dấu hiệu bên trong đại tràng. Viêm đại tràng màng giả sẽ có những mảng màu vàng hoặc tổn thương lớn cũng như sưng tấy trong đại tràng.
  • X quang bụng hoặc CT scan bụng: Nếu cần thiết để tìm biến chứng như megacolon hoặc vỡ đại tràng.

Điều trị bệnh viêm đại tràng giả mạc

Phác đồ để điều trị viêm đại tràng màng giả thường bao gồm 2 bước:

Thứ nhất: Ngừng thuốc kháng sinh đang sử dụng và chuyển sang loại kháng sinh khác hiệu quả đối với C. difficile. Trong trường hợp, có thể phải tiến hành phẫu thuật.

Thứ hai: Điều trị các dấu hiệu và triệu chứng tái phát

Ngừng các thuốc kháng sinh hiện tại

Để điều trị viêm đại tràng giả mạc, điều đầu tiên là bạn phải ngưng thuốc kháng sinh đang sử dụng. Nếu đây chính là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh. Đôi khi, điều này có thể chấm dứt các dấu hiệu như tiêu chảy.

Chuyển sang kháng sinh khác

Trong trường hợp người bệnh dùng thuốc những vẫn còn các nhiều biểu hiện của bệnh, bác sĩ có thể đề nghị một kháng sinh có hiệu quả chống lại vi khuẩn C. difficile hoặc vi khuẩn gây hại có trong đại tràng. Lúc này triệu chứng tiêu chảy sẽ giảm, các dấu hiệu và triệu chứng còn lại sẽ được cải thiện từ từ trong vòng vài ngày.

Điều trị viêm đại tràng giả mạc tái phát

Viêm đại tràng giả mạc sau khi điều trị vẫn có thể tái phát .Trong trường hợp này các bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng bệnh cũng như thể trạng của bệnh bệnh nhân để có phác đồ phụ hợp. Có thể cần tiếp tục sử dụng thuốc kháng sinh để giải quyết tình trạng.

Nếu dùng kháng sinh không hiệu quả, các bác sĩ có thể sẽ buộc phải thực hiện phẫu thuật. Đây là lựa chọn ở những người có nguy cơ vỡ đại tràng và viêm niêm mạc của thành bụng (viêm phúc mạc). Phẫu thuật thường bao gồm việc cắt bỏ một phần đại tràng. Tùy trường hợp có thể mổ nội soi hoặc mổ hở.

Cách phòng ngừa bệnh viêm đại tràng giả mạc

Ngay cả ở những người được điều trị thành công viêm đại tràng giả mạc trở lại trong vài tuần hay vài tháng. Chính vì vậy, kể cả người chưa từng bị viêm đại tràng giả mạc hay những người đã từng bị bệnh cần phải có những biện pháp phòng ngừa bệnh, tránh việc phụ thuộc vào thuốc tây.

Cụ thể, để phòng tránh bệnh viêm đại tràng giả mạc cần thực hiện những biện pháp sau:

  • Bổ sung đủ nước: Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Có thể dùng nước uống hoặc nước trái cây.
  • Tránh các đồ uống có nhiều chất đường hoặc chứa cồn hoặc caffeine như: Trà, cà phê, bia, rượu hoặc nước có ga
  • Chọn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.
  • Tránh các loại thực phẩm giàu chất xơ như: đậu, các loại hạt và rau quả
  • Tránh ăn no quá, nên ăn nhiều bữa ăn nhỏ
  • Tránh các loại thực phẩm gây dị ứng; đồ ăn, thực phẩm chiên, rán nhiều dầu mỡ.

Để đảm bảo sức khỏe các bạn nên kiểm tra định kỳ mỗi 6 tháng/lần hay khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về đường tiêu hóa cần hỏi ý kiến bác sĩ có chuyên môn để có hướng điều trị kịp thời.

>>> Xem thêm: Mẹo hay chữa viêm đại tràng bằng mật lợn

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ


Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x