Viêm loét đại tràng: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Viêm loét đại tràng là bệnh lý về đường tiêu hóa khá phổ biến. Bệnh thường ảnh hưởng đến trực tràng và lan rộng rất nhanh, gây tổn thương toàn bộ đại tràng.

1. Viêm loét đại tràng là gì?

Viêm loét đại trực tràng hay còn gọi là viêm ruột (IBD). Đây là bệnh lý viêm mạn tính, có tính chất tự miễn. Bệnh thường gây những vết loét và xuất huyết đại tràng, làm tổn thương chủ yếu ở lớp niêm mạc và dưới niêm mạc trực tràng. Đây cũng là điểm khác biệt giữa viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Bệnh Crohn có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trong đường tiêu hóa và thường lây lan sâu vào các lớp mô. Nhưng bệnh viêm loét đại tràng thường chỉ ảnh hưởng đến lớp trong cùng của đại tràng và trực tràng sau đó lan rộng ra các vị trí khác.

Theo thống kê, có tới 95% trường hợp viêm loét đại tràng gây tổn thương ở trực tràng; 50% người bị tổn thương ở trực tràng và đại tràng sigmoid; 30-40% trường hợp vượt ra khỏi đại tràng sigmoid. Và có khoảng 20% người bị viêm loét toàn bộ đại tràng.

viêm loét đại tràng

2. Nguyên nhân gây viêm loét đại tràng

Cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân rõ ràng gây viêm loét đại tràng. Các nghiên cứu chỉ đưa ra sự liên quan của các yếu tố được cho là có nguy cơ và khả năng gây bệnh cao hơn.

Thứ nhất: Hệ thống miễn dịch kích hoạt bất thường

Cụ thể, nguyên nhân gây viêm loét đại trực tràng khả năng xuất phát từ sự kích hoạt bất thường của hệ thống miễn dịch trong ruột. Thông thường, hệ thống miễn dịch của cơ thể có vai trò bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn có hại. Hệ thống này chỉ được kích hoạt khi cơ thể tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, đối với những người bị viêm loét đại trực tràng thì hệ thống miễn dịch được kích hoạt một cách bất thường và trong tình trang liên tục, kể cả khi không có bất kỳ tác nhân gây bệnh nào.

Lúc này, niêm mạc đại tràng trở thành kháng nguyên nên cơ thể tạo ra kháng thể chống lại chính niêm mạc đại tràng. Phản ứng này xảy ra ở một vùng hoặc toàn bộ niêm mạc đại tràng và gây tổn thương tạo thành ổ viêm loét.

Thứ hai: Yếu tố di truyền

Người có cha mẹ hoặc anh chị em ruột bị viêm loét đại tràng thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người khác.

Thứ ba: Yếu tố nguy cơ

Ngoài hai yếu tố trên nguyên nhân gây viêm loét đại tràng còn có thể gây ra do một số yếu tố khác như:

  • Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới;
  • Lứa tuổi: Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất là ở người có ở độ tuổi từ 30 trở lên;
  • Người có sử dụng một số loại thuốc có thành phần: Isotretinoin (Accutane). Đây là một loại thuốc thường được dùng để điều trị sẹo mụn trứng cá nang hoặc không đáp ứng với điều trị khác;
  • Người có sử dụng thuốc chống viêm không steroid:  ibuprofen (Advil, Motrin); naproxen (Aleve); diclofenac (Cataflam, Voltaren); piroxicam (Feldene và những loại khác)..mặc dù khong có chứng cứ cho thấy chúng gây ra viêm loét đại tràng, nhưng những loại thuốc này có thể làm cho loét đại tràng hiện có tồi tệ hơn, và có thể làm cho chẩn đoán ban đầu khó khăn hơn;
  • Phụ nữ dùng thuốc tránh thai có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2,5 lần so với phụ nữ không dùng thuốc tránh thai.

Ngài ra, các yếu tố về môi trường sống, thói quen làm việc hay ăn uống cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng viêm loét đại tràng. Ăn nhiều chất béo không bão hòa, thịt đỏ và đồ uống có cồn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Triệu chứng của viêm loét đại tràng

Triệu chứng viêm loét đại tràng có thể khác nhau, tùy thuộc vào mức độ của bệnh. Thông thường, người viêm đại tràng sẽ gặp phải một số triệu chứng điển hình sau:

  • Đau bụng

Đây là triệu chứng thường gặp nhất. Người bệnh thường xuyên có cảm giác đau bụng và cần phải đi đại tiện ngay. Mức độ đau khác nhau, từ khó chịu nhẹ đến đau bụng hoặc đau quặn bụng.

  • Rối loạn đại tiện:

Đi ngoài nhiều lần trong ngày, đặc biệt vào buổi sáng. Tình trạng đi ngoài tăng lên khi ăn các thức ăn tanh, lạnh, cay, nóng, rau sống, hải sản hoặc uống rượu bia…

  •  Rối loạn phân

Phân lỏng, nát, không thành khuôn. Hoặc một số người viêm loét đại tràng có thể bị táo bón, mỗi tuần chỉ đi ngoài 1 – 2 lần, phân khô như phân dê và khó đại tiện.
Nếu bệnh nhẹ: Người bệnh sẽ không có thay đổi về thể trạng,đi đại tiện dưới 4 lần/ ngày, có thể có hoặc không có máu. Đau bụng nhẹ hoặc chuột rút, có triệu chứng mót rặn khi đi đại tiện.Ở tình trạng nặng hơn: Ngoài hiện tượng mót rặn khi đi đại tiện. Người bệnh đi đại tiện phân lỏng hoặc có nhầy máu, có khi chỉ thấy toàn nhầy và máu mà không có phân.

  • Một số triệu chứng khác:

Chướng bụng đầy hơi, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, người mệt mỏi, sốt…Khi có các triệu chứng này có nghĩa là bệnh đã tiến triển ở giai đoạn nặng hơn và có thể có nguy cơ gây những biến chứng nguy hiểm khác. Chính vì vậy, người bệnh nên đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn chính xác nhất.

Chẩn đoán Viêm loét đại tràng

Để chẩn đoán viêm loét đại tràng một cách chính các nhất các bác sĩ sẽ kiểm tra một hoặc nhiều xét nghiệm để loại trừ các nguyên nhân khác như: bệnh Crohn, viêm đại tràng thiếu máu cục bộ, nhiễm trùng, hội chứng ruột kích thích (IBS), viêm túi thừa….

  • Xét nghiệm máu: Đây là xét nghiệm cực kỳ cần thiết để kiểm tra xem có thiếu máu hoặc nhiễm trùng.
  • Xét nghiệm phân: Bác sĩ sẽ kiểm tra có hay không sự có mặt của các tế bào bạch cầu trong phân và chỉ ra các bệnh viêm nhiễm. Hoặc việc kiểm tra này cũng giúp loại trừ các rối loạn khác, chẳng hạn như những bệnh gây ra bởi vi khuẩn, virus và ký sinh trùng.
  • Nội soi: Cho phép bác sĩ xem toàn bộ ruột bằng cách sử dụng một ống với máy ảnh kèm theo. Trong quá trình nội soi, bác sĩ cũng có thể lấy mẫu mô nhỏ (sinh thiết) để phân tích trong phòng thí nghiệm.
  • Soi đại tràng sigmoid (phần cuối của đại tràng: Bác sĩ sử dụng ống để kiểm tra đại tràng sigmoid.
  • Thuốc xổ Bari: Bari, một chất cản quang, được đưa vào ruột bằng cách sử dụng thuốc xổ. Các bari lót áo, tạo ra hình của đại tràng, trực tràng và một phần của ruột non. Xét nghiệm này chỉ được thực hiện nếu nội soi không thể thực hiện được.

Viêm loét đại tràng có nguy hiểm không?

Mặc dù, viêm loét đại tràng không phải là một bệnh lí gây nguy hiểm đến tính mạng và bệnh ở giai đoạn nhẹ nếu được phát hiện và điều trị kịp thời cùng với ăn uống khoa học thì có thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, người bệnh bị viêm loét đại tràng ở giai đoạn đầu thường hay chủ quan, ít quan tâm, điều trị bệnh, dễ để bệnh trở thành mãn tính. Sau đó có thể dẫn đến một số biến chứng rất nặng nề và vẫn có thể đe doạ mạng sống. Ngoài ra, Viêm loét đại tràng làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết. người bệnh càng mắc bệnh lâu, nguy cơ mắc bệnh ung thư này càng cao.

  • Chảy máu đại tràng: Nếu vết loét ăn sâu vào trong thành đại tràng có thể gây ra chảy máu ồ ạt nguy hiểm đến tính mạng.
  • Thủng đại tràng: Đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm. Vì đại tràng chứa phân và rất nhiều vi khuẩn, chúng sẽ được giải phóng vào ổ bụng gây ra các tình trạng nhiễm trùng rất nặng nề.
  • Giãn đại tràng: Viêm đại tràng mãn tính sẽ làm chức năng tiêu hoá của đại tràng suy giảm khiến cho toàn bộ cấu trúc bị giãn. Biến chứng này sẽ khiến cho người bệnh bị đau bụng dữ dội, rơi vào trạng thái hôn mê. Và nếu không được cấp cứu kịp thời thì tỉ lệ mắc phải tử vong sẽ rất lớn.
  • Ung thư đại tràng: Nếu để tình trạng viêm loét kéo dài, tái phát liên tục sẽ khiến cho tế bào biểu mô niêm mạc có nguy cơ loạn sản, tiến triển sang tế bào ác tính và sau đó chuyển sang ung thư đại tràng, quá trình phát triển tích luỹ này có thể kéo dài từ 7 – 10 năm.

Những ai thường mắc phải viêm loét đại tràng?

Ai cũng có nguy cơ mắc viêm loét đại tràng, tuy nhiên một số người có khả năng mắc bênh cao hơn gồm:

  • Người trưởng thành: Bệnh lý về đại tràng thường gặp ở người trưởng thành, đặc biệt xuất hiện nhiều ở người cao tuổi.
  • Người có chế độ ăn không lành mạnh: Theo nghiên cứu, những người ăn nhiều thực phẩm chứa chất bảo vệ thực vật, chất bảo quản, thực phẩm tanh, hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia,… sẽ có nguy cơ cao lớp niêm mạc đại tràng bị phá hủy trầm trọng. Từ đó gây ra hiện tượng viêm, loét…
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh: Việc lạm dụng thuốc kháng sinh không theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể tiêu diệt hết lợi khuẩn, làm suy giảm hệ miễn dịch và gây ra bệnh đại tràng.
  • Những người bị đau đại tràng vi thể và viêm ruột: Đây cũng là những người có khả năng bị viêm cao hơn những người khác. Chính bởi vậy, nếu mắc phải những bệnh lý này nên nhanh chóng chữa trị tránh để bệnh biến chứng nặng. 

Phương pháp điều trị bệnh viêm loét đại tràng

Viêm loét đại tràng là tình trạng bệnh có nguy cơ cao dễ tái phát và dễ bị biến chứng nghiêm trọng. Chính vì vậy, khi phát hiện mình bị bệnh cần tiến hành điều trị kịp thời và nhanh chóng để việc điều trị bệnh có thể đạt hiệu quả cao nhất.

Tuy nhiên, y học hiện tại chưa có phương pháp chữa bệnh nào cho bệnh viêm loét đại tràng. Các giải pháp chủ yếu nhằm mục đích kéo dài thời gian thuyên giảm các triệu chứng bệnh. Tùy vào tình trạng bệnh, các phương pháp chủ yếu để điều trị viêm loét đại tràng gồm:

  • Phương pháp điều trị nội khoa – Bằng thuốc

Điều trị nội khoa là phương pháp điều trị bằng thuốc do bác sĩ kê đơn. Những loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị đại tràng bị viêm thường là thuốc kháng sinh, thuốc chống ký sinh trùng và thuốc giảm đau, chống co thắt, điều trị tiêu chảy. Mục tiêu của điều trị là giảm viêm để giảm các dấu hiệu và triệu chứng. Trong các trường hợp tốt nhất, điều này có thể không chỉ để giảm triệu chứng mà còn giảm có thời hạn hoặc dài hạn.
Phương pháp này có ưu điểm là có thể cắt các triệu chứng của bệnh rất nhanh. Nhưng tác dụng phụ của thuốc gây ra chính là những hạn chế của phương pháp này. Các tác dụng phụ có thể bao gồm các phản ứng dị ứng, suy tủy xương, nhiễm trùng, viêm gan và tuyến tụy. Cũng có một số nguy cơ phát triển bệnh ung thư với các loại thuốc này.

  • Phương pháp điều trị ngoại khoa – Phẫu thuật

Khi tình trạng đại tràng bị viêm có chiều hướng diễn biến nghiêm trọng hoặc việc điều trị bằng thuốc hoặc phương pháp điều trị khác không làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật.

Phẫu thuật thường có thể loại bỏ viêm loét đại tràng. Nhưng đó thường có nghĩa là loại bỏ toàn bộ đại tràng và trực tràng (proctocolectomy). Nhưng với phương pháp này, ccos thể để lại một số di chứng cho sức khỏe cũng như tâm lý của người bệnh. Người bệnh sau phẫu thuật có thể sẽ tiêu nhiều hơn, thường xuyên chảy dịch hay chảy nước bởi vì không có đại tràng hấp thụ nước.

  • Phương pháp tự nhiên giúp kiểm soát bệnh viêm loét đại tràng

Một số loại thuốc được kê toa để điều trị viêm loét đại tràng có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng. Khi các phương pháp điều trị truyền thống không được dung nạp tốt, bạn có thể tham khảo các phương pháp tự nhiên sau để làm giảm triệu chứng bệnh:

Cây nhũ hương (Boswellia): Loại thảo dược này được tìm thấy trong vỏ cây và nghiên cứu cho thấy nó ngăn chặn một số phản ứng hóa học trong cơ thể có thể gây viêm.

Xuyên tâm liên: Cao xuyên tâm liên có chứa nhiều hoạt chất giúp loại bỏ các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như đau dạ dày, đầy hơi hay tiêu chảy. Bên cạnh đó nó còn có tác dụng rất tốt cho những người bị viêm gan, tổn thương gan…

Nghệ vàng: Như chúng ta đã biết trong nghệ vàng có chứa chất curcumin. Chất này có khả năng oxy hóa cực kỳ cao, ngoài ra có thể sát khuẩn, giúp làm lành những vết loét và giúp đường tiêu hóa khỏe mạnh và chống lại bệnh viêm đại tràng một cách hiệu quả.

Hạt/vỏ mã đề (psyllium) : Bổ sung chất xơ này có thể giúp giữ cho nhu động ruột thường xuyên. Điều này có thể làm giảm bớt các triệu chứng, ngăn ngừa táo bón và giúp loại bỏ chất thải dễ dàng hơn.

Dứa: Những enzyme Bromelain được tìm thấy tự nhiên trong dứa nhưng cũng được bán dưới dạng bổ sung. Chúng có thể làm giảm các triệu chứng viêm loét đại tràng và giảm đợt bùng phát.

Viên đại tràng ColMin là sản phẩm có thành phần Nhũ hương; Xuyên tâm liên và Nghệ vàng. Đặc biệt, tất cả các thành phần này đều được bào chế dưới dạng cao định chuẩn và làm giàu hóa hoạt chất cho nên có độ đồng đều cao, ổn định và liều dùng thấp (chỉ 2-4 viên mỗi ngày) mà hiệu quả mang lại rất lớn.

Theo Y học cổ truyền Ấn Độ, các bác sĩ sử dụng nhũ hương trong quá trình điều trị bệnh viêm khớp, viêm da, ho, hen suyễn… đặc biệt là viêm loét đại tràng. Chất Acid boswellic là một trong những thành phần chính của cây nhũ hương. Chất này tập trung nhiều trong nhựa cây, có tác dụng giảm đau, kháng viêm rất tốt. Đây cũng là thành phần chính dùng để điều chế các sản phẩm hỗ trợ điều trị các bệnh viêm mãn tính. Các bệnh nhân bị các bệnh lý viêm mãn tính thường được khuyên sử dụng loại cây này.

Viêm loét đại tràng nên kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Không có chế độ ăn uống cụ thể cho viêm loét đại tràng vì cơ thể mỗi người phản ứng với thức ăn và đồ uống khác nhau. Tuy nhiên, một vài quy tắc chung có thể hữu ích cho những người đang bị viêm loét đại tràng có thể sử dụng để hạn chế bệnh bùng phát là:

  • Một: Ăn chế độ ăn ít chất béo

Những nghiên cứu cho thấy ăn nhiều thực phẩm ít chất béo có thể trì hoãn đợt bùng phát. Nếu bạn cần bổ sung thêm chất béo, hãy chọn các lựa chọn lành mạnh hơn như dầu ô liu và axit béo omega-3.

  • Hai: Uống nhiều vitamin C

Vitamin C có thể có tác dụng bảo vệ ruột của bạn. Những người ăn chế độ ăn giàu vitamin C có thời gian thuyên giảm viêm loét kéo dài. Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm rau mùi tây, ớt chuông, rau bina và quả mọng.

  • Ba: Ăn nhiều chất xơ

Trong thời gian bùng phát, chất xơ cồng kềnh, di chuyển chậm là điều cuối cùng bạn muốn trong ruột. Do đó, chất xơ có thể giúp bạn sinh hoạt bình thường. 

  • Bốn: Hạn chế các sản phẩm sữa: 

Sữa có chứa lactose, không tốt cho người bệnh. Vì vây,hạn chế hoặc loại bỏ các sản phẩm sữa. Trong một số trường hợp, có thể cần phải loại bỏ thực phẩm từ sữa hoàn toàn. Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, ít lactose. Lưu ý, với việc hạn chế lượng sữa, sẽ cần phải tìm canxi của nguồn khác bổ sung.

     VTV3 nói gì về Viên Đại tràng ColMin:

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trong bài viết có thể giúp bạn đọc có thêm những thông tin về bệnh cũng nhưng lựa chọn được những giải pháp tối ưu để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của mình và người thân.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ